Khu rừng đặc dụng Krông-Trai (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) đang bị tàn phá nghiêm trọng với 70 vụ phá rừng làm rẫy trên diện tích gần 30ha và 2ha rừng trồng đặc dụng bị cháy được phát hiện trong năm nay (tăng gấp hai lần so với năm ngoái).
Ngoài ra, còn có 29 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trong khu vực rừng đặc dụng, qua đó các lực lượng chức năng đã tịch thu hơn 22m3 gỗ các loại cùng một số lâm đặc sản khác.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên Phan Văn Công cho biết từ năm 2002 đến nay, nạn phá rừng làm rẫy trong khu rừng đặc dụng Krông-Trai đã làm thiệt hại hơn 155ha rừng.
Diện tích rừng bị tàn phá sau khi xử lý chỉ có gần 9ha bỏ hoang tự tái sinh rừng; hầu hết diện tích còn lại người dân vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp như trồng mè, sắn, mía... Đáng chú ý là khi phát hiện, số vụ tìm ra đối tượng vi phạm quá ít, đương sự chỉ nộp số ít tiền phạt mà vẫn không bị xử lý.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do các mặt hàng lâm sản giá trị ngày càng cao nên người dân bất chấp pháp luật, phá rừng làm rẫy và mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Trong khi đó hoạt động lực lượng kiểm lâm chưa đủ mạnh, sự phối hợp giữa ngành công an, quân đội, chủ rừng và chính quyền địa phương còn mang tính hình thức; nhiều vụ việc phá rừng bị phát hiện nhưng chưa xử lý dứt điểm...
Bên cạnh đó, khi triển khai công trình thủy điện Sông Ba Hạ, chủ đầu tư là Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ lập dự án xây dựng vùng lúa nước rộng 130ha để cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số trong diện di dời nhưng đến nay nhà máy đã hoạt động mà chưa có đất cho bà con sản xuất./.
Ngoài ra, còn có 29 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trong khu vực rừng đặc dụng, qua đó các lực lượng chức năng đã tịch thu hơn 22m3 gỗ các loại cùng một số lâm đặc sản khác.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên Phan Văn Công cho biết từ năm 2002 đến nay, nạn phá rừng làm rẫy trong khu rừng đặc dụng Krông-Trai đã làm thiệt hại hơn 155ha rừng.
Diện tích rừng bị tàn phá sau khi xử lý chỉ có gần 9ha bỏ hoang tự tái sinh rừng; hầu hết diện tích còn lại người dân vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp như trồng mè, sắn, mía... Đáng chú ý là khi phát hiện, số vụ tìm ra đối tượng vi phạm quá ít, đương sự chỉ nộp số ít tiền phạt mà vẫn không bị xử lý.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do các mặt hàng lâm sản giá trị ngày càng cao nên người dân bất chấp pháp luật, phá rừng làm rẫy và mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Trong khi đó hoạt động lực lượng kiểm lâm chưa đủ mạnh, sự phối hợp giữa ngành công an, quân đội, chủ rừng và chính quyền địa phương còn mang tính hình thức; nhiều vụ việc phá rừng bị phát hiện nhưng chưa xử lý dứt điểm...
Bên cạnh đó, khi triển khai công trình thủy điện Sông Ba Hạ, chủ đầu tư là Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ lập dự án xây dựng vùng lúa nước rộng 130ha để cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số trong diện di dời nhưng đến nay nhà máy đã hoạt động mà chưa có đất cho bà con sản xuất./.
Thế Lập (TTXVN/Vietnam+)