Xã Mường Phăng (tỉnh Điện Biên) nổi tiếng trong cả nước bởi có rừng đặc dụng thuộc khu Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ với tổng diện tích là 962 ha (tiểu khu 709).
Dù Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 (Hội đồng Bộ trưởng- nay là Chính phủ) đã quy định rõ rừng đặc dụng Mường Phăng là rừng cấm, song nhiều năm qua tình trạng người dân địa phương vẫn lén lút vào đây chặt hạ cây rừng.
Đặc biệt nghiêm trọng, nhiều năm qua tại khe suối Pá Ỏ chảy quanh một phần rừng di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, người dân trên địa bàn đã “di cư” vào đây dựng lán sinh sống rồi xâm lấn, “cạo trọc” rừng theo phương thức “vết dầu loang” để trồng ngô, sắn, rong riềng… đã khiến rừng đặc dụng Mường Phăng bị xâm hại nghiêm trọng.
Rừng đại thụ bị đốn hạ
Con đường mòn như đường chuột chạy ẩm ướt và đầy lá khô, củi mục, muỗi vắt đã dẫn chúng tôi xuyên vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng đến được khu vực khe suối Pá Ỏ- nơi mà theo như các vị cao tuổi trong xã cho biết, trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954), bộ đội ta đã lấy nước ở khe suối này để sinh hoạt hàng ngày.
Dọc đường đi, chúng tôi gặp những vết tích minh chứng cho thực trạng rừng di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ bị “moi ruột”: Những gốc cây đường kính gần 20cm đã bị chặt đang cố mọc lên những chồi xanh; thân gỗ dài từ 2 đến 3 mét nằm dưới tán rừng...
Sau hàng chục phút lặn lội cắt rừng, chúng tôi đã đến được một điểm mà “lâm tặc” đã triệt hạ đại thụ với quy mô và mức độ tàn phá.. khôn lường: Đập vào mắt chúng tôi là một gốc cây to có chu vi vành thân dài gần 300cm, đường kính gần 80cm mà lâm tặc đã “triệt hạ” bằng cưa xăng với vết cưa sắc lẹm, màu gỗ nơi vết cưa đỏ au màu máu như minh chứng một điều cây gỗ này bị “khai tử” trong thời gian ước chừng khoảng 1 tháng đổ lại đây.
Phía dưới khe Pá Ỏ là những sản phẩm thừa của quy trình đốn hạ, sơ chế gỗ mà lâm tặc để lại: Cành cây to nằm ngổn ngang, 1 khúc gỗ tròn dài gần 1m, có đường kính gần 80cm được nâng đỡ trên những tấm ván gỗ vỏ. Phần ngọn của cây to cũng nằm cạnh đó khoảng 5m. Tại đây, tàn cưa vung vãi, nằm ngổn ngang quanh khu vực cây bị triệt hạ, sơ chế.
Suốt hàng tiếng đồng hồ tác nghiệp tại khe suối Pá Ọ, chúng tôi may mắn bắt gặp và tiếp xúc được với ông Quàng Văn Ọng, dân tộc Thái, bản Phăng, xã Mường Phăng đang rời nương về bản.
Qua trò chuyện, chúng tôi được ông Ọng cho biết về số phận hẩm hiu của cây đại thụ hàng chục năm tuổi bị triệt hạ này: “Những người nghiện đấy nó trộm hạ để lấy gỗ đi bán. Nó đi lấy ban đêm để đi bán cho những người làm nhà. Bố ở đây bố biết, nó dùng cưa máy nhanh lắm. Cây to như thế kia nó cưa không đủ một đêm đâu, chỉ vài tiếng (đồng hồ).”
Ông Ọng cho biết thêm: “Nhưng mình không bắt được nó, nếu mình bắt nó thì nó phát lúa của mình đổ, chết hết. Nó (lâm tặc- bọn nghiện) bảo là, bố muốn sống thì bố không được nói gì, bố cẩn thận”(!).
Nương rẫy mọc- rìa rừng bị "cạo trọc"
Cùng với thực trạng người dân lén lút chặt hạ gỗ ở rìa cánh rừng Sở chỉ huy Chiến dịch Mường Phăng, một thực tế khác là người dân ngang nhiên bất chấp luật định, “lệnh cấm” để “phớt lờ” cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khi tự ý phát rừng, làm nương trên những diện tích rìa rừng Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ cũng khiến cho rừng đặc dụng ở đây đứng trước nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng.
Theo quan sát khu vực rừng hai bên khe suối Pá Ỏ, một thực tế không thể phủ nhận là khu vực rìa rừng đặc dụng, nơi tiếp giáp với những diện tích lúa nước của người dân sở tại đã bị cạo trọc đến thê thảm. Đứng tại vị trí cây cổ thụ bị đốn hạ, dõi mắt về phía hạ nguồn khe suối Pá Ỏ hướng bản Khá, bản Tân Bình là cảnh hàng trăm mét suốt dọc chiều dài khe suối đã bị cạo trọc, loang lổ màu thổ nhưỡng.
Có nơi, chiều rộng phần rừng bị cạo trọc đã “xâm thực” diện tích rừng đặc dụng Mường Phăng đến 30m. Trên những diện rừng đã bị “cạo trọc” này, bạt ngàn những diện tích cây rong, riềng đang kỳ bắt dễ, ra lá, thân cây cao khoảng 20 đến 40cm. Chúng tôi cũng dễ dàng nhận ra những gốc cây kích thước như bắp chân vẫn trơ trọi trên nền đất khô khốc.
Theo ông Ọng cho biết thì việc người dân chặt phá, cạo trọc rừng đặc dụng Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là điều tất yếu: “(rừng) nó che hết bờ ruộng, khiến con chuột ăn hết (lúa).” Ông Ọng cũng không phủ nhận việc ông cũng chặt phá rừng để bảo vệ những ruộng lúa của mình: “Phá cũng phá ít, chỉ quanh ruộng này của mình thôi.”
Ngược khe suối Pá Ỏ đang kỳ mùa cạn, băng qua những diện tích ao nuôi, những diện tích cây dại mọc ngổn ngang trên những thửa ruộng bỏ hoang, chúng tôi tiếp cận lán trại của một hộ gia đình người dân tộc Thái nơi đây. Qua tìm hiểu chị chủ “lán trại” thì suốt dọc khe Pá Ỏ này có khoảng 2 đến 3 hộ làm ruộng kiêm phát rừng làm nương.
Trả lời câu hỏi của phóng viên “gia đình chị phát nương làm rẫy như thế này không sợ ảnh hưởng đến rừng, không bị cơ quan chức năng xử phạt hay sao” thì chị này cho biết: “Nương của mình làm nhiều năm lắm rồi, ở đây cũng mấy năm rồi, bây giờ làm lại một tí (phát nương) cũng chẳng sao. Đất này của bố mẹ chị từ nhiều năm trước rồi, chắc bố mẹ chị cũng có sổ đỏ. Bố mẹ bảo làm nương ở đây thì làm thôi.”
Chính quyền, cơ quan chức năng đã… thờ ơ hay cố tình phủ nhận?
Tại Trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Mường Phăng, những thắc mắc của chúng tôi về thực trạng rừng đặc dụng phía sau lưng Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng bị khai thác trái phép, ông Lò Văn Tinh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã thừa nhận việc rừng ở đây bị dân chặt phá là có thật: “Ngày thứ 7, Chủ nhật thì cơ quan nhà nước đều nghỉ. Trong khi đó thì những kẻ “phá rừng” lại lợi dụng ngày nghỉ đó để chặt phá rừng. Chúng tôi cũng đã nêu cao tinh thần bảo vệ rừng nhưng “lâm tặc” có điện thoại, hoạt động tinh vi nên chúng tôi không bắt được.”
Tuy nhiên, thực trạng người dân phát nương, làm rẫy làm “trọc” rìa rừng Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ thì ông Tinh phủ nhận.
Khi phóng viên nêu thực trạng những hộ dân ở khe Pá Ỏ sinh sống ở đó đã nhiều năm, ông Tinh cho biết: “Cái đó là đúng rồi. Nhưng họ không phá rừng, họ chỉ làm ao, thả cá, nuôi gà nuôi vịt gì đó thôi, họ cũng ở 6 đến 7 năm rồi đấy.”
Theo ông Tinh, cái khó (hay sự thờ ơ) của chính quyền địa phương trong việc di rời những hộ dân này ra khỏi khu vực khe Pá Ỏ, để trả lại sự bình yên cho rừng đặc dụng sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là: “Khu di tích này không thuộc về xã quản lý mà thuộc về Bảo tàng tỉnh quản lý. Chúng tôi muốn bên Bảo tàng phối kết hợp với xã; nếu trục xuất thì sẽ tốt hơn, chúng tôi sẵn sàng ra quyết định trục xuất. Nhưng đất đó hoàn toàn thuộc “chủ quyền” (chức năng, quyền hạn) của Bảo tàng, chúng tôi chỉ là cấp dưới.”
Phủ nhận việc người dân ở khe Pá Ỏ đã có "sổ đỏ," ông Tinh khẳng định chính các hộ dân đó chỉ có nói dối. Làm sao mà mình có đủ thẩm quyền cấp sổ đỏ trong khu di tích lịch sử ấy được; trong khu di tích đó không có ai có đủ thẩm quyền cấp "sổ đỏ.”
Chúng tôi đã làm việc với Tổ bảo vệ di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh Lò Văn Hoàng, Tổ trưởng Tổ bảo vệ di tích cho hay, trách nhiệm của anh em trong Tổ bảo vệ di tích chỉ quản lý, trông nom, cai quản phần di tích (nhà, lán, hầm hào, công sự…), về rừng di tích thì đó là trách nhiệm của Tổ bảo vệ rừng di tích (thuộc Ban quản lý Rừng di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng).
Trong buổi làm việc này chúng tôi đã tiếp cận được với bản Báo cáo “danh sách các bản lấn chiếm đất rừng làm nương” do anh Lò Văn Chính, nhân viên Tổ bảo vệ rừng Di tích lập và gửi cho Ủy ban Nhân dân xã Mường Phăng trong ngày 19/3.
Trong đó nội dung có đoạn: “Danh sách các bản lấn chiếm đất rừng làm nương: bản Bánh; bản Phăng 1; 2; 3 đi lấn chiếm đất rừng làm nương tại khe Pá Ỏ, khe Hoa Nha, khe Nậm Liếng…” Nội dung báo cáo này hoàn toàn phủ nhận với nội dung ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mường Phăng cho rằng những hộ dân ở khe Pá Ỏ “họ không phá rừng” như trước đó.
Về vấn đề rừng trên địa bàn xã Mường Phăng vẫn không nguôi bị “xẻ thịt,” ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Ban quản lý Rừng di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng cho biết: “Địa bàn xã rộng, có tới 47 bản nằm rải rác với gần 9.000 nhân khẩu nên vấn đề xâm lấn, cũng như vi phạm bảo vệ rừng trên địa bàn xã Mường Phăng là thường xuyên, càng ngày mức độ vi phạm càng manh động hơn.”
Thực trạng dân lấn chiếm đất rừng thuộc khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ cũng được ông Bình cho hay: “Như cho anh em đi khảo sát, nắm tình hình thì họ chỉ làm lán ao chứ không phải hộ gia đình (?). Một số lán ở chân núi Pú Huốt (núi “sừng trời ”- nơi đặt Đài quan sát của quân đội ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)), lùi xa hơn một tí thuộc khu vực hầm Đại tướng cũng có (lán của người dân), cũng có hiện tượng lấn, phát rừng nhưng chưa tìm ra được chủ, chưa thống kê được số liệu diện tích lấn chiếm.”
Điều đáng buồn trước phản ánh của phóng viên về thực trạng rìa rừng di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại khe Pá Ỏ bị “cạo trọc” do dân lấn chiếm, phát rừng làm nương, ông Bình trả lời: “chố này mình chưa lên”(!)…
Rừng Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là địa danh lịch sử của cả nước; Quần thể di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong đại ngàn này. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954) nơi này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn đặt và xây dựng làm trung tâm căn cứ đầu não của quân đội ta để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu.” Cùng với hệ thống các điểm di tích trong quần thể, rừng Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ được quy định là rừng đặc dụng cần được bảo vệ nghiêm ngặt và được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt.
Đã đến lúc, cơ quan chức năng, chính quyền các cấp của tỉnh Điện Biên cần có giải pháp “cứu” lấy rừng đặc dụng Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trước tình trạng dân đang từng ngày “cạo trọc” rìa rừng, xâm lấn rừng đặc dụng./.
Dù Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 (Hội đồng Bộ trưởng- nay là Chính phủ) đã quy định rõ rừng đặc dụng Mường Phăng là rừng cấm, song nhiều năm qua tình trạng người dân địa phương vẫn lén lút vào đây chặt hạ cây rừng.
Đặc biệt nghiêm trọng, nhiều năm qua tại khe suối Pá Ỏ chảy quanh một phần rừng di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, người dân trên địa bàn đã “di cư” vào đây dựng lán sinh sống rồi xâm lấn, “cạo trọc” rừng theo phương thức “vết dầu loang” để trồng ngô, sắn, rong riềng… đã khiến rừng đặc dụng Mường Phăng bị xâm hại nghiêm trọng.
Rừng đại thụ bị đốn hạ
Con đường mòn như đường chuột chạy ẩm ướt và đầy lá khô, củi mục, muỗi vắt đã dẫn chúng tôi xuyên vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng đến được khu vực khe suối Pá Ỏ- nơi mà theo như các vị cao tuổi trong xã cho biết, trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954), bộ đội ta đã lấy nước ở khe suối này để sinh hoạt hàng ngày.
Dọc đường đi, chúng tôi gặp những vết tích minh chứng cho thực trạng rừng di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ bị “moi ruột”: Những gốc cây đường kính gần 20cm đã bị chặt đang cố mọc lên những chồi xanh; thân gỗ dài từ 2 đến 3 mét nằm dưới tán rừng...
Sau hàng chục phút lặn lội cắt rừng, chúng tôi đã đến được một điểm mà “lâm tặc” đã triệt hạ đại thụ với quy mô và mức độ tàn phá.. khôn lường: Đập vào mắt chúng tôi là một gốc cây to có chu vi vành thân dài gần 300cm, đường kính gần 80cm mà lâm tặc đã “triệt hạ” bằng cưa xăng với vết cưa sắc lẹm, màu gỗ nơi vết cưa đỏ au màu máu như minh chứng một điều cây gỗ này bị “khai tử” trong thời gian ước chừng khoảng 1 tháng đổ lại đây.
Phía dưới khe Pá Ỏ là những sản phẩm thừa của quy trình đốn hạ, sơ chế gỗ mà lâm tặc để lại: Cành cây to nằm ngổn ngang, 1 khúc gỗ tròn dài gần 1m, có đường kính gần 80cm được nâng đỡ trên những tấm ván gỗ vỏ. Phần ngọn của cây to cũng nằm cạnh đó khoảng 5m. Tại đây, tàn cưa vung vãi, nằm ngổn ngang quanh khu vực cây bị triệt hạ, sơ chế.
Suốt hàng tiếng đồng hồ tác nghiệp tại khe suối Pá Ọ, chúng tôi may mắn bắt gặp và tiếp xúc được với ông Quàng Văn Ọng, dân tộc Thái, bản Phăng, xã Mường Phăng đang rời nương về bản.
Qua trò chuyện, chúng tôi được ông Ọng cho biết về số phận hẩm hiu của cây đại thụ hàng chục năm tuổi bị triệt hạ này: “Những người nghiện đấy nó trộm hạ để lấy gỗ đi bán. Nó đi lấy ban đêm để đi bán cho những người làm nhà. Bố ở đây bố biết, nó dùng cưa máy nhanh lắm. Cây to như thế kia nó cưa không đủ một đêm đâu, chỉ vài tiếng (đồng hồ).”
Ông Ọng cho biết thêm: “Nhưng mình không bắt được nó, nếu mình bắt nó thì nó phát lúa của mình đổ, chết hết. Nó (lâm tặc- bọn nghiện) bảo là, bố muốn sống thì bố không được nói gì, bố cẩn thận”(!).
Nương rẫy mọc- rìa rừng bị "cạo trọc"
Cùng với thực trạng người dân lén lút chặt hạ gỗ ở rìa cánh rừng Sở chỉ huy Chiến dịch Mường Phăng, một thực tế khác là người dân ngang nhiên bất chấp luật định, “lệnh cấm” để “phớt lờ” cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khi tự ý phát rừng, làm nương trên những diện tích rìa rừng Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ cũng khiến cho rừng đặc dụng ở đây đứng trước nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng.
Theo quan sát khu vực rừng hai bên khe suối Pá Ỏ, một thực tế không thể phủ nhận là khu vực rìa rừng đặc dụng, nơi tiếp giáp với những diện tích lúa nước của người dân sở tại đã bị cạo trọc đến thê thảm. Đứng tại vị trí cây cổ thụ bị đốn hạ, dõi mắt về phía hạ nguồn khe suối Pá Ỏ hướng bản Khá, bản Tân Bình là cảnh hàng trăm mét suốt dọc chiều dài khe suối đã bị cạo trọc, loang lổ màu thổ nhưỡng.
Có nơi, chiều rộng phần rừng bị cạo trọc đã “xâm thực” diện tích rừng đặc dụng Mường Phăng đến 30m. Trên những diện rừng đã bị “cạo trọc” này, bạt ngàn những diện tích cây rong, riềng đang kỳ bắt dễ, ra lá, thân cây cao khoảng 20 đến 40cm. Chúng tôi cũng dễ dàng nhận ra những gốc cây kích thước như bắp chân vẫn trơ trọi trên nền đất khô khốc.
Theo ông Ọng cho biết thì việc người dân chặt phá, cạo trọc rừng đặc dụng Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là điều tất yếu: “(rừng) nó che hết bờ ruộng, khiến con chuột ăn hết (lúa).” Ông Ọng cũng không phủ nhận việc ông cũng chặt phá rừng để bảo vệ những ruộng lúa của mình: “Phá cũng phá ít, chỉ quanh ruộng này của mình thôi.”
Ngược khe suối Pá Ỏ đang kỳ mùa cạn, băng qua những diện tích ao nuôi, những diện tích cây dại mọc ngổn ngang trên những thửa ruộng bỏ hoang, chúng tôi tiếp cận lán trại của một hộ gia đình người dân tộc Thái nơi đây. Qua tìm hiểu chị chủ “lán trại” thì suốt dọc khe Pá Ỏ này có khoảng 2 đến 3 hộ làm ruộng kiêm phát rừng làm nương.
Trả lời câu hỏi của phóng viên “gia đình chị phát nương làm rẫy như thế này không sợ ảnh hưởng đến rừng, không bị cơ quan chức năng xử phạt hay sao” thì chị này cho biết: “Nương của mình làm nhiều năm lắm rồi, ở đây cũng mấy năm rồi, bây giờ làm lại một tí (phát nương) cũng chẳng sao. Đất này của bố mẹ chị từ nhiều năm trước rồi, chắc bố mẹ chị cũng có sổ đỏ. Bố mẹ bảo làm nương ở đây thì làm thôi.”
Chính quyền, cơ quan chức năng đã… thờ ơ hay cố tình phủ nhận?
Tại Trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Mường Phăng, những thắc mắc của chúng tôi về thực trạng rừng đặc dụng phía sau lưng Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng bị khai thác trái phép, ông Lò Văn Tinh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã thừa nhận việc rừng ở đây bị dân chặt phá là có thật: “Ngày thứ 7, Chủ nhật thì cơ quan nhà nước đều nghỉ. Trong khi đó thì những kẻ “phá rừng” lại lợi dụng ngày nghỉ đó để chặt phá rừng. Chúng tôi cũng đã nêu cao tinh thần bảo vệ rừng nhưng “lâm tặc” có điện thoại, hoạt động tinh vi nên chúng tôi không bắt được.”
Tuy nhiên, thực trạng người dân phát nương, làm rẫy làm “trọc” rìa rừng Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ thì ông Tinh phủ nhận.
Khi phóng viên nêu thực trạng những hộ dân ở khe Pá Ỏ sinh sống ở đó đã nhiều năm, ông Tinh cho biết: “Cái đó là đúng rồi. Nhưng họ không phá rừng, họ chỉ làm ao, thả cá, nuôi gà nuôi vịt gì đó thôi, họ cũng ở 6 đến 7 năm rồi đấy.”
Theo ông Tinh, cái khó (hay sự thờ ơ) của chính quyền địa phương trong việc di rời những hộ dân này ra khỏi khu vực khe Pá Ỏ, để trả lại sự bình yên cho rừng đặc dụng sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là: “Khu di tích này không thuộc về xã quản lý mà thuộc về Bảo tàng tỉnh quản lý. Chúng tôi muốn bên Bảo tàng phối kết hợp với xã; nếu trục xuất thì sẽ tốt hơn, chúng tôi sẵn sàng ra quyết định trục xuất. Nhưng đất đó hoàn toàn thuộc “chủ quyền” (chức năng, quyền hạn) của Bảo tàng, chúng tôi chỉ là cấp dưới.”
Phủ nhận việc người dân ở khe Pá Ỏ đã có "sổ đỏ," ông Tinh khẳng định chính các hộ dân đó chỉ có nói dối. Làm sao mà mình có đủ thẩm quyền cấp sổ đỏ trong khu di tích lịch sử ấy được; trong khu di tích đó không có ai có đủ thẩm quyền cấp "sổ đỏ.”
Chúng tôi đã làm việc với Tổ bảo vệ di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh Lò Văn Hoàng, Tổ trưởng Tổ bảo vệ di tích cho hay, trách nhiệm của anh em trong Tổ bảo vệ di tích chỉ quản lý, trông nom, cai quản phần di tích (nhà, lán, hầm hào, công sự…), về rừng di tích thì đó là trách nhiệm của Tổ bảo vệ rừng di tích (thuộc Ban quản lý Rừng di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng).
Trong buổi làm việc này chúng tôi đã tiếp cận được với bản Báo cáo “danh sách các bản lấn chiếm đất rừng làm nương” do anh Lò Văn Chính, nhân viên Tổ bảo vệ rừng Di tích lập và gửi cho Ủy ban Nhân dân xã Mường Phăng trong ngày 19/3.
Trong đó nội dung có đoạn: “Danh sách các bản lấn chiếm đất rừng làm nương: bản Bánh; bản Phăng 1; 2; 3 đi lấn chiếm đất rừng làm nương tại khe Pá Ỏ, khe Hoa Nha, khe Nậm Liếng…” Nội dung báo cáo này hoàn toàn phủ nhận với nội dung ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mường Phăng cho rằng những hộ dân ở khe Pá Ỏ “họ không phá rừng” như trước đó.
Về vấn đề rừng trên địa bàn xã Mường Phăng vẫn không nguôi bị “xẻ thịt,” ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Ban quản lý Rừng di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng cho biết: “Địa bàn xã rộng, có tới 47 bản nằm rải rác với gần 9.000 nhân khẩu nên vấn đề xâm lấn, cũng như vi phạm bảo vệ rừng trên địa bàn xã Mường Phăng là thường xuyên, càng ngày mức độ vi phạm càng manh động hơn.”
Thực trạng dân lấn chiếm đất rừng thuộc khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ cũng được ông Bình cho hay: “Như cho anh em đi khảo sát, nắm tình hình thì họ chỉ làm lán ao chứ không phải hộ gia đình (?). Một số lán ở chân núi Pú Huốt (núi “sừng trời ”- nơi đặt Đài quan sát của quân đội ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)), lùi xa hơn một tí thuộc khu vực hầm Đại tướng cũng có (lán của người dân), cũng có hiện tượng lấn, phát rừng nhưng chưa tìm ra được chủ, chưa thống kê được số liệu diện tích lấn chiếm.”
Điều đáng buồn trước phản ánh của phóng viên về thực trạng rìa rừng di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại khe Pá Ỏ bị “cạo trọc” do dân lấn chiếm, phát rừng làm nương, ông Bình trả lời: “chố này mình chưa lên”(!)…
Rừng Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là địa danh lịch sử của cả nước; Quần thể di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong đại ngàn này. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954) nơi này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn đặt và xây dựng làm trung tâm căn cứ đầu não của quân đội ta để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu.” Cùng với hệ thống các điểm di tích trong quần thể, rừng Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ được quy định là rừng đặc dụng cần được bảo vệ nghiêm ngặt và được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt.
Đã đến lúc, cơ quan chức năng, chính quyền các cấp của tỉnh Điện Biên cần có giải pháp “cứu” lấy rừng đặc dụng Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trước tình trạng dân đang từng ngày “cạo trọc” rìa rừng, xâm lấn rừng đặc dụng./.
Xuân Tiến (TTXVN)