Sáng 9/12, theo sau đà đi xuống của chứng khoán Mỹ đêm trước, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt đi xuống, trước mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone).
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm 147,14 điểm (1,7%) xuống 8.517,44 điểm, sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tuyên bố hành động mua trái phiếu chính phủ của các nước đang ngập trong nợ nần "chỉ có giới hạn" và là "tạm thời."
Ông Draghi nhấn mạnh ECB sẽ tiếp tục trợ giúp các nhà lãnh đạo châu Âu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, song các nhà chức trách vẫn phải tự giải quyết vấn đề của mình. Ông nói: "Những quyết định mang tính đột phá hoàn toàn nằm trong tay các nhà cầm quyền."
Yumi Nishimura, nhà phân tích thuộc công ty Daiwa Securities, nhận định hiện nay thị trường đang tập trung sự chú ý vào cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU). Mới đây, một nhà ngoại giao cho biết tại hội nghị thượng đỉnh EU, các nhà lãnh đạo khối đã nhất trí về cái gọi là một "thỏa thuận tài khóa", nêu rõ các quy định về ngân sách của EU, nhưng vẫn chưa thảo luận về hình thức pháp lý của thỏa thuận.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) mở cửa giảm 13,89 điểm (0,6%) xuống 2.315,93 điểm. Tại Hong Kong, trong 20 phút đầu phiên giao dịch, chỉ số Hang Seng đánh mất 335,21 điểm (1,75%) xuống 18.772,60 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall giảm mạnh, với chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 198,67 điểm (1,63%) và đóng cửa ở mức 11.997,70 điểm; còn chỉ số S&P 500 giảm 26,66 điểm (2,11%) xuống 1.234,35 điểm. Theo chuyên gia Scott Marcouiller, thuộc Wells Fargo Advisors, hai nhân tố có thể tác động tích cực lên thị trường là số liệu kinh tế khả quan của Mỹ và động thái hạ lãi suất của ECB đã hoàn toàn bị "lu mờ" trước tuyên bố gây thất vọng của vị Chủ tịch ECB.
Ngày 8/12, ECB đã hạ 0,25 điểm phần trăm lãi suất chủ chốt tại Eurozone xuống mức thấp kỷ lục 1%, nhằm hỗ trợ cho các nền kinh tế khu vực vốn đang bị chao đảo vì cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công./.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm 147,14 điểm (1,7%) xuống 8.517,44 điểm, sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tuyên bố hành động mua trái phiếu chính phủ của các nước đang ngập trong nợ nần "chỉ có giới hạn" và là "tạm thời."
Ông Draghi nhấn mạnh ECB sẽ tiếp tục trợ giúp các nhà lãnh đạo châu Âu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, song các nhà chức trách vẫn phải tự giải quyết vấn đề của mình. Ông nói: "Những quyết định mang tính đột phá hoàn toàn nằm trong tay các nhà cầm quyền."
Yumi Nishimura, nhà phân tích thuộc công ty Daiwa Securities, nhận định hiện nay thị trường đang tập trung sự chú ý vào cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU). Mới đây, một nhà ngoại giao cho biết tại hội nghị thượng đỉnh EU, các nhà lãnh đạo khối đã nhất trí về cái gọi là một "thỏa thuận tài khóa", nêu rõ các quy định về ngân sách của EU, nhưng vẫn chưa thảo luận về hình thức pháp lý của thỏa thuận.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) mở cửa giảm 13,89 điểm (0,6%) xuống 2.315,93 điểm. Tại Hong Kong, trong 20 phút đầu phiên giao dịch, chỉ số Hang Seng đánh mất 335,21 điểm (1,75%) xuống 18.772,60 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall giảm mạnh, với chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 198,67 điểm (1,63%) và đóng cửa ở mức 11.997,70 điểm; còn chỉ số S&P 500 giảm 26,66 điểm (2,11%) xuống 1.234,35 điểm. Theo chuyên gia Scott Marcouiller, thuộc Wells Fargo Advisors, hai nhân tố có thể tác động tích cực lên thị trường là số liệu kinh tế khả quan của Mỹ và động thái hạ lãi suất của ECB đã hoàn toàn bị "lu mờ" trước tuyên bố gây thất vọng của vị Chủ tịch ECB.
Ngày 8/12, ECB đã hạ 0,25 điểm phần trăm lãi suất chủ chốt tại Eurozone xuống mức thấp kỷ lục 1%, nhằm hỗ trợ cho các nền kinh tế khu vực vốn đang bị chao đảo vì cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)