Theo thượng tọa Thích Thanh Quyết, trưởng ban quản lý dự án đúc tượng Thánh Gióng, ngày 5/3 tới, nghi thức đổ giọt đồng cuối cùng sẽ được tổ chức, hoàn thành việc đúc tượng Thánh.
Dự kiến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ dự và tham gia các nghi thức tâm linh này.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho biết công trình đúc tượng đồng Thánh Gióng là công trình tâm linh của phật tử cả nước, hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Công trình có giá trị đầu tư 66 tỷ đồng do Giáo hội Phật giáo Việt Nam vận động bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.
Pho tượng nặng 100 tấn, cao 12m và được đúc bằng đồng nguyên chất nhập khẩu từ Australia.
Sau khi hoàn thành, tượng Thánh Gióng sẽ được vận chuyển lên đỉnh núi Đá Chồng, đỉnh cao nhất của Khu di tích lịch sử tâm linh Đền Sóc-Chùa Non, Hà Nội.
Tương truyền, tại đây, sau khi dẹp xong giặc Ân, người anh hùng làng Phù Đổng đã cởi áo giáp thăng thiên hóa Thánh, trở thành vị thần số một trong "Tứ bất tử".
Theo thượng tọa Thích Thanh Quyết, để đưa được các thớt đồng của pho tượng lên đỉnh núi cao nhất của Khu di tích lịch sử Đền Sóc-Chùa Non, ban quản lý dự án đã phải mở 3,1km đường công vụ từ dưới chân núi lên đỉnh núi.
Sau khi hoàn thành tượng Thánh Gióng, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam sẽ tiếp tục tiến hành đúc tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên đài sen đặt tại đỉnh núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
Pho tượng này cao 9,9m bằng đồng nguyên chất nặng 100 tấn có bệ đá cao 2,7m, rộng 7,25m và diện tích sân hành lễ rộng 1.000m2.
Mặc dù việc vận chuyển các thiết bị và đồng để đúc tượng Phật Hoàng rất khó khăn nhưng công việc vẫn sẽ được triển khai đúng kế hoạch. Để hoàn thành dự án này cần tới 70 tỷ đồng, nguồn kinh phí sẽ thực hiện theo phương thức xã hội hóa.
Dự kiến pho tượng sẽ hoàn thành vào dịp giỗ Phật Hoàng và hô thần nhập tượng trùng với sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Dự kiến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ dự và tham gia các nghi thức tâm linh này.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho biết công trình đúc tượng đồng Thánh Gióng là công trình tâm linh của phật tử cả nước, hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Công trình có giá trị đầu tư 66 tỷ đồng do Giáo hội Phật giáo Việt Nam vận động bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.
Pho tượng nặng 100 tấn, cao 12m và được đúc bằng đồng nguyên chất nhập khẩu từ Australia.
Sau khi hoàn thành, tượng Thánh Gióng sẽ được vận chuyển lên đỉnh núi Đá Chồng, đỉnh cao nhất của Khu di tích lịch sử tâm linh Đền Sóc-Chùa Non, Hà Nội.
Tương truyền, tại đây, sau khi dẹp xong giặc Ân, người anh hùng làng Phù Đổng đã cởi áo giáp thăng thiên hóa Thánh, trở thành vị thần số một trong "Tứ bất tử".
Theo thượng tọa Thích Thanh Quyết, để đưa được các thớt đồng của pho tượng lên đỉnh núi cao nhất của Khu di tích lịch sử Đền Sóc-Chùa Non, ban quản lý dự án đã phải mở 3,1km đường công vụ từ dưới chân núi lên đỉnh núi.
Sau khi hoàn thành tượng Thánh Gióng, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam sẽ tiếp tục tiến hành đúc tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên đài sen đặt tại đỉnh núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
Pho tượng này cao 9,9m bằng đồng nguyên chất nặng 100 tấn có bệ đá cao 2,7m, rộng 7,25m và diện tích sân hành lễ rộng 1.000m2.
Mặc dù việc vận chuyển các thiết bị và đồng để đúc tượng Phật Hoàng rất khó khăn nhưng công việc vẫn sẽ được triển khai đúng kế hoạch. Để hoàn thành dự án này cần tới 70 tỷ đồng, nguồn kinh phí sẽ thực hiện theo phương thức xã hội hóa.
Dự kiến pho tượng sẽ hoàn thành vào dịp giỗ Phật Hoàng và hô thần nhập tượng trùng với sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Nguyễn Viết Tôn (Báo Tin Tức/Vietnam+)