Anh trai của một trong số 77 nạn nhân của Anders Behring Breivik đã ném giày vào người đàn ông này hôm thứ Sáu đồng thời hét to “đồ sát nhân, cút xuống địa ngục đi” trong sự cố đầu tiên kể từ khi phiên tòa xét xử Breivik ở Na Uy bắt đầu từ hôm 16/4.
Trong lúc một nhân viên pháp y đang đọc báo cáo khám nghiệm với các nạn nhân trong vụ bắn giết của Breivik vào tháng 7-2011 tại đảo Utoeya, một người đàn ông thình lình đứng lên và ném một chiếc giày đen về phía nhân vật cực hữu ngồi cách đó không xa.
Chiếc giày không trúng Breivik nhưng trúng vào một trong những luật sư của ông ta, Vibeke Hein Baera, ngồi giữa bị cáo và những người tham dự phiên tòa phía dưới.
Vụ tấn công đã nhận được một tràng pháo tay và những tiếng hét “bravo”, cũng như những giọt nước mắt từ nhiều người sống sót và thân nhân các nạn nhân trong phòng xử án, buộc tòa phải tạm hoãn vụ xét xử trong ngày thứ 17 của phiên tòa được cả thế giới chú ý.
Người tấn công là một người Iraq có em trai là một trong số 69 người bị Breivik bắn chết ở Utoeya ngày 22-7. Người này nhanh chóng bị các nhân viên bảo vệ tòa bắt và đưa khỏi tòa án khi anh ta tiếp tục hét to bằng tiếng Anh trong giận dữ và nước mắt: “Cút xuống địa ngục đi!”
“Nếu có ai đó định ném thứ gì đó vào tôi, hãy làm khi tôi đang vào hoặc ra phòng xét xử, và đừng ném vào luật sư của tôi”, Breivik nói khi phiên xét xử tiếp tục vài phút sau đó.
Sự kiện này làm nhớ lại sự kiện tháng 12/2008 khi tổng thống Mỹ George W. Bush cũng là mục tiêu ném giầy trong một chuyến thăm Baghdad.
Trước khi ngừng phiên tòa để nghỉ ăn trưa, chánh thẩm phán Wenche Elizabeth Arntzen đã cảm ơn những người tham dự, bao gồm cả các thân nhân đã khóc rất nhiều trong suốt phiên tòa, vì sự bình tĩnh mà họ đã thể hiện.
“Tôi muốn cảm ơn tất cả những ai đã đóng góp cho quá trình xét xử hết sức khó khăn này có thể diễn ra một cách đúng mực và có ý nghĩa” bà nói.
Breivik bị truy tố vì hành động khủng bố ngày 22-7 khi ông ta đánh bom một tòa nhà chính quyền ở Oslo, giết chết tám người, rồi bắn chết 69 người khác ở Utoeya, nơi đoàn thành niên đảng Lao động cầm quyền đang tổ chức trại hè.
Hầu hết các nạn nhân là thiếu niên, người trẻ nhất mới 14 tuổi. Breivik nhận là người thực hiện các cuộc tấn công nhưng không nhận tội, khẳng định những gì hắn làm là “tàn bạo nhưng cần thiết” để chấm dứt “cuộc thí nghiệm đa văn hóa” của đảng Lao động và “cuộc xâm lăng Hồi giáo” vào Na Uy và các nước châu Âu khác./.
Trong lúc một nhân viên pháp y đang đọc báo cáo khám nghiệm với các nạn nhân trong vụ bắn giết của Breivik vào tháng 7-2011 tại đảo Utoeya, một người đàn ông thình lình đứng lên và ném một chiếc giày đen về phía nhân vật cực hữu ngồi cách đó không xa.
Chiếc giày không trúng Breivik nhưng trúng vào một trong những luật sư của ông ta, Vibeke Hein Baera, ngồi giữa bị cáo và những người tham dự phiên tòa phía dưới.
Vụ tấn công đã nhận được một tràng pháo tay và những tiếng hét “bravo”, cũng như những giọt nước mắt từ nhiều người sống sót và thân nhân các nạn nhân trong phòng xử án, buộc tòa phải tạm hoãn vụ xét xử trong ngày thứ 17 của phiên tòa được cả thế giới chú ý.
Người tấn công là một người Iraq có em trai là một trong số 69 người bị Breivik bắn chết ở Utoeya ngày 22-7. Người này nhanh chóng bị các nhân viên bảo vệ tòa bắt và đưa khỏi tòa án khi anh ta tiếp tục hét to bằng tiếng Anh trong giận dữ và nước mắt: “Cút xuống địa ngục đi!”
“Nếu có ai đó định ném thứ gì đó vào tôi, hãy làm khi tôi đang vào hoặc ra phòng xét xử, và đừng ném vào luật sư của tôi”, Breivik nói khi phiên xét xử tiếp tục vài phút sau đó.
Sự kiện này làm nhớ lại sự kiện tháng 12/2008 khi tổng thống Mỹ George W. Bush cũng là mục tiêu ném giầy trong một chuyến thăm Baghdad.
Trước khi ngừng phiên tòa để nghỉ ăn trưa, chánh thẩm phán Wenche Elizabeth Arntzen đã cảm ơn những người tham dự, bao gồm cả các thân nhân đã khóc rất nhiều trong suốt phiên tòa, vì sự bình tĩnh mà họ đã thể hiện.
“Tôi muốn cảm ơn tất cả những ai đã đóng góp cho quá trình xét xử hết sức khó khăn này có thể diễn ra một cách đúng mực và có ý nghĩa” bà nói.
Breivik bị truy tố vì hành động khủng bố ngày 22-7 khi ông ta đánh bom một tòa nhà chính quyền ở Oslo, giết chết tám người, rồi bắn chết 69 người khác ở Utoeya, nơi đoàn thành niên đảng Lao động cầm quyền đang tổ chức trại hè.
Hầu hết các nạn nhân là thiếu niên, người trẻ nhất mới 14 tuổi. Breivik nhận là người thực hiện các cuộc tấn công nhưng không nhận tội, khẳng định những gì hắn làm là “tàn bạo nhưng cần thiết” để chấm dứt “cuộc thí nghiệm đa văn hóa” của đảng Lao động và “cuộc xâm lăng Hồi giáo” vào Na Uy và các nước châu Âu khác./.
Trần Trọng (Vietnam+)