Tuy nhiên, sau phiên đấu giá này, dư luận lại xôn xao cho rằng vụ đấu giá bánphế liệu từ 11 chiếc xe độ chế trên diễn ra không minh bạch. Vì sau phiên đấugiá, số “phế liệu” trên lại ngang nhiên nổ máy chạy ra khỏi trụ sở công anhuyện.
Theo ông Tống Xuân Liễu - Chủ tịch Hội đồng đấu giá tài sản huyện Sa Thầy,mọi thủ tục liên quan đến đấu giá đều thực hiện không sai. Theo đó, 11 chiếc xeđộ chế nói trên được định giá 25 triệu đồng/chiếc theo giá sắt phế liệu.
Mức khởi điểm cho 11 xe này đưa ra đấu giá là trên 224 triệu đồng. Việc tổchức đấu giá cũng có thông báo trên đài phát thanh huyện. Buổi đấu giá có hai cánhân tham gia. Cũng theo ông Liễu, việc cho 11 chiếc xe “phế liệu” sau đấu giánổ máy chạy là do “Công an huyện Sa Thầy sơ suất, chủ quan nên xảy ra vụ việcgây dư luận.”
Trước sự việc trên, ông Đoàn Văn Minh - Phó Bí thư Huyện ủy Sa Thầy (Kon Tum)cho biết Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy đã báo cáo bằng văn bản. Theo đó, Hộiđồng bán đấu giá xe không xin ý kiến của Ủy ban nhân dân huyện.
Ông Minh cũngkhẳng định sau khi dư luận lên tiếng, Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy đã ra quyếtđịnh hủy phiên đấu giá tài sản 11 xe độ chế và thu hồi toàn bộ số xe này.
Mặc dù đã liên hệ với Công an huyện Sa Thầy, nhưng các phóng viên đều không thểtiếp cận được 11 chiếc xe “phế liệu” di dộng trên vì trưởng công an huyện đivắng. Hiện tại, mỗi chiếc xe độ chế trên định giá thị trường từ 400 đến 500triệu đồng./.