Theo ông Nguyễn Văn Chanh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và vùng phụ cận năm nay sẽ được chú trọng đặc biệt.
Dịp Quốc giỗ lại trùng với Tháng vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc tuyên truyền giáo dục về ý thức giữ vệ sinh sẽ được nâng cao hơn; khu di tích đã có quy hoạch địa điểm bán hàng, sẽ không để tái diễn tình trạng bán hàng rong gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, đeo bám khách du lịch, ông Nguyễn Văn Chanh nói.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Phú Thọ đã chỉ đạo các trung tâm y tế của thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh và Lâm Thao về công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố, tại các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống trên địa bàn; đặc biệt tập trung trong khu vực lễ hội.
Để tăng cường kiểm tra, ngoài đội kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh, Chi cục thành lập thêm một đội kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời chuẩn bị nhân lực sẵn sàng tham gia phòng chống, xử lý tình huống khi có ngộ độc xảy ra.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy thực phẩm có nguy cơ cao sẽ lấy mẫu hoặc làm test nhanh để kịp thời phát hiện. Đối với các lễ vật được cung tiến trong dịp lễ hội phải giám sát chặt chẽ khâu bảo quản. Trước khi phát lộc phải kiểm tra bằng cảm quan và xét nghiệm.
Anh Đào Văn Long, chủ cơ sở bánh kẹo Thành Long ở xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, phục vụ khách du lịch từ năm 2006 đã đầu tư công nghệ sản xuất bánh kẹo hiện đại trị giá gần một tỷ đồng. Các nguyên liệu như lạc, vừng, bột củ mài, thóc nếp, mạch nha, chuối xanh, đường kính đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, địa chỉ cung cấp tin cậy.
Đặc biệt, cơ sở không để tồn dư nguyên liệu sản xuất, kết thúc ngày làm việc phải đóng gói toàn bộ sản phẩm và cất giữ trong nhà kho có hệ thống cách ẩm.
Mỗi sản phẩm đều có ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, địa chỉ cơ sở, thành phần sản phẩm và giấy cấp phép sản xuất của cơ quan y tế. Mười lao động cố định của cơ sở bánh kẹo Thành Long hàng năm đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ và lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh.
Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Phú Thọ đã tổ chức tập huấn cho gần 80 chủ cơ sở các dịch vụ liên quan đến thực phẩm; phối hợp với Trung tâm y tế Việt Trì, Ủy ban Nhân dân xã Hy Cương ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với 90 cơ sở trực tiếp phục vụ du khách.
Đồng thời, Chi cục cũng tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu di tích như treo băngzôn, băng đĩa tuyên truyền cho các nhà hàng, quán ăn có địa chỉ cố định, cấp tờ rơi đối với các cơ sở lưu động. Các cơ sở y tế cũng đã thành lập lực lượng ứng trực cấp cứu nếu xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Theo dự kiến, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2010, tỉnh Phú Thọ sẽ đón khoảng trên 5 triệu lượt du khách./.
Dịp Quốc giỗ lại trùng với Tháng vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc tuyên truyền giáo dục về ý thức giữ vệ sinh sẽ được nâng cao hơn; khu di tích đã có quy hoạch địa điểm bán hàng, sẽ không để tái diễn tình trạng bán hàng rong gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, đeo bám khách du lịch, ông Nguyễn Văn Chanh nói.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Phú Thọ đã chỉ đạo các trung tâm y tế của thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh và Lâm Thao về công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố, tại các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống trên địa bàn; đặc biệt tập trung trong khu vực lễ hội.
Để tăng cường kiểm tra, ngoài đội kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh, Chi cục thành lập thêm một đội kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời chuẩn bị nhân lực sẵn sàng tham gia phòng chống, xử lý tình huống khi có ngộ độc xảy ra.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy thực phẩm có nguy cơ cao sẽ lấy mẫu hoặc làm test nhanh để kịp thời phát hiện. Đối với các lễ vật được cung tiến trong dịp lễ hội phải giám sát chặt chẽ khâu bảo quản. Trước khi phát lộc phải kiểm tra bằng cảm quan và xét nghiệm.
Anh Đào Văn Long, chủ cơ sở bánh kẹo Thành Long ở xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, phục vụ khách du lịch từ năm 2006 đã đầu tư công nghệ sản xuất bánh kẹo hiện đại trị giá gần một tỷ đồng. Các nguyên liệu như lạc, vừng, bột củ mài, thóc nếp, mạch nha, chuối xanh, đường kính đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, địa chỉ cung cấp tin cậy.
Đặc biệt, cơ sở không để tồn dư nguyên liệu sản xuất, kết thúc ngày làm việc phải đóng gói toàn bộ sản phẩm và cất giữ trong nhà kho có hệ thống cách ẩm.
Mỗi sản phẩm đều có ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, địa chỉ cơ sở, thành phần sản phẩm và giấy cấp phép sản xuất của cơ quan y tế. Mười lao động cố định của cơ sở bánh kẹo Thành Long hàng năm đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ và lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh.
Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Phú Thọ đã tổ chức tập huấn cho gần 80 chủ cơ sở các dịch vụ liên quan đến thực phẩm; phối hợp với Trung tâm y tế Việt Trì, Ủy ban Nhân dân xã Hy Cương ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với 90 cơ sở trực tiếp phục vụ du khách.
Đồng thời, Chi cục cũng tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu di tích như treo băngzôn, băng đĩa tuyên truyền cho các nhà hàng, quán ăn có địa chỉ cố định, cấp tờ rơi đối với các cơ sở lưu động. Các cơ sở y tế cũng đã thành lập lực lượng ứng trực cấp cứu nếu xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Theo dự kiến, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2010, tỉnh Phú Thọ sẽ đón khoảng trên 5 triệu lượt du khách./.
Hương Thu (Vietnam+)