Sáu tháng trước, công dân về hưu của Singapore Soon Eng Sam, 70 tuổi, bị đột quỵ khiến ông liệt nửa trái người.
Nằm liệt giường trong ba tháng, ông đã tìm lại được chút cảm giác ở phần thân bị liệt nhờ vật lý trị liệu thông thường, nhưng đang hy vọng sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục nhờ một thiết bị mới giúp mang niềm vui đến cho việc chữa trị thường rất nhàm chán và đau đớn.
“Cách điều trị này không buồn nản và không đau đớn như vật lý trị liệu, vì chiếc máy giúp tôi nâng tay lên và xuống,” ông nói sau một giờ tập với cánh tay robot Armeo. Chiếc máy là một trong nhiều máy móc hiện đại đang được sử dụng ở Trung tâm phục hồi chức năng thần kinh tiên tiến (CART), được cho là trung tâm hiện đại nhất ở châu Á hiện nay.
Nhà chức trách y tế ở Singapore đang áp dụng các công nghệ mới nhất ở một nước Singapore đang già đi nhanh chóng do tuổi thọ cao và tỉ lệ sinh thấp. Trong hai thập kỷ nữa, khoảng 20% dân số sẽ từ 65 tuổi trở lên, so với 9,3% hiện tại. Để chuẩn bị tốt hơn, các bệnh viện ở quốc gia-thành phố giàu có năm triệu dân này đang sử dụng những công nghệ mới nhất trong quá trình trị liệu.
Chan Kay Fei, người đứng đầu khoa phục hồi chức năng ở bệnh viện nhà nước Tan Tock Seng, cơ quan chủ quản của CART, nói các nhân viên vật lý trị liệu “không thể đáp ứng nổi nhu cầu đang ngày càng tăng của dân số già,” nên việc áp dụng các robot trị liệu sẽ mang tới nhiều thuận lợi.
Điều trị bằng robot còn vui hơn. Chẳng hạn như robot tập đi Lokomat sẽ cho người điều trị xem một bộ phim như avatar, người bệnh sẽ điều khiển nhân vật với việc cố gắng bước đi giả lập và thu thập các điểm thưởng.
Những máy móc này hiện đang được áp dụng rộng rãi, tại Khoa khoa học y tế ở Đại học kỹ thuật Nanyang, bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK và bệnh viện đa khoa Changi. Những bệnh nhân trẻ hơn, bao gồm cả các nạn nhân tai nạn giao thông phải phục hồi chức năng, cũng có thể sử dụng các robot này.
Kankipati Rajan Raju, 45 tuổi, một nhân viên nhà băng người Ấn Độ, đã bị liệt từ cổ trở xuống sau khi bị một chiếc xe buýt đâm phải trong chuyến công tác sang Pháp hồi tháng 5. Ông đang được điều trị bởi công nghệ mới và rất hài lòng, nhưng vẫn cho rằng nhân tố con người quan trọng hơn. Sau sáu tháng, Raju đã có thể tự đi lại, bắt tay và thậm chí nhảy một đoạn ngắn, một phép màu nhờ vào những con robot./.
Nằm liệt giường trong ba tháng, ông đã tìm lại được chút cảm giác ở phần thân bị liệt nhờ vật lý trị liệu thông thường, nhưng đang hy vọng sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục nhờ một thiết bị mới giúp mang niềm vui đến cho việc chữa trị thường rất nhàm chán và đau đớn.
“Cách điều trị này không buồn nản và không đau đớn như vật lý trị liệu, vì chiếc máy giúp tôi nâng tay lên và xuống,” ông nói sau một giờ tập với cánh tay robot Armeo. Chiếc máy là một trong nhiều máy móc hiện đại đang được sử dụng ở Trung tâm phục hồi chức năng thần kinh tiên tiến (CART), được cho là trung tâm hiện đại nhất ở châu Á hiện nay.
Nhà chức trách y tế ở Singapore đang áp dụng các công nghệ mới nhất ở một nước Singapore đang già đi nhanh chóng do tuổi thọ cao và tỉ lệ sinh thấp. Trong hai thập kỷ nữa, khoảng 20% dân số sẽ từ 65 tuổi trở lên, so với 9,3% hiện tại. Để chuẩn bị tốt hơn, các bệnh viện ở quốc gia-thành phố giàu có năm triệu dân này đang sử dụng những công nghệ mới nhất trong quá trình trị liệu.
Chan Kay Fei, người đứng đầu khoa phục hồi chức năng ở bệnh viện nhà nước Tan Tock Seng, cơ quan chủ quản của CART, nói các nhân viên vật lý trị liệu “không thể đáp ứng nổi nhu cầu đang ngày càng tăng của dân số già,” nên việc áp dụng các robot trị liệu sẽ mang tới nhiều thuận lợi.
Điều trị bằng robot còn vui hơn. Chẳng hạn như robot tập đi Lokomat sẽ cho người điều trị xem một bộ phim như avatar, người bệnh sẽ điều khiển nhân vật với việc cố gắng bước đi giả lập và thu thập các điểm thưởng.
Những máy móc này hiện đang được áp dụng rộng rãi, tại Khoa khoa học y tế ở Đại học kỹ thuật Nanyang, bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK và bệnh viện đa khoa Changi. Những bệnh nhân trẻ hơn, bao gồm cả các nạn nhân tai nạn giao thông phải phục hồi chức năng, cũng có thể sử dụng các robot này.
Kankipati Rajan Raju, 45 tuổi, một nhân viên nhà băng người Ấn Độ, đã bị liệt từ cổ trở xuống sau khi bị một chiếc xe buýt đâm phải trong chuyến công tác sang Pháp hồi tháng 5. Ông đang được điều trị bởi công nghệ mới và rất hài lòng, nhưng vẫn cho rằng nhân tố con người quan trọng hơn. Sau sáu tháng, Raju đã có thể tự đi lại, bắt tay và thậm chí nhảy một đoạn ngắn, một phép màu nhờ vào những con robot./.
Trần Trọng (AFP/Vietnam+)