Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đang nghiên cứu ý tưởng áp dụng các bề mặt thẩm thấu cho những con đường nhỏ và vỉa hè nhằm ngăn chặn tình trạng lũ lụt cục bộ tại đô thị bằng cách làm chậm lại dòng nước đổ vào cống rãnh sau mưa lớn.
Những bề mặt thẩm thấu có một lớp bêtông rỗ và một lớp sỏi. Khoảng 30-40% khoảng trống giữa lớp bêtông và sỏi này được dùng để tích nước, sau đó nước sẽ chảy qua một lớp vải thẩm thấu trước khi được xả qua những đường nhỏ đổ vào cống.
Toàn bộ quá trình này có thể giúp trữ số nước mưa đổ xuống trong vài giờ.
Tuy nhiên, theo phó giáo sư Tan Soon Keat, vẫn tồn tại những khó khăn đối với dự án này để triển khai trong thực tế. Ông nói: “Quá trình bảo trì sẽ là một vấn đề. Nếu nước có thể tràn qua, đồng nghĩa với việc những mẩu rác nhỏ cũng có thể mắc kẹt ở lớp sỏi.”
Mặc dù vậy, ông Tan Soon Keat cũng trong cho rằng với những thiết kế phù hợp hơn, dự án này có thể được triển khai tại các lối đi bộ, lối đi vào công viên hoặc trung tâm thương mại, những nơi không có quá nhiều xe tải hay xe hơi qua lại.
Mới đây Cơ quan quản lý nước quốc gia Singapore (PUB) cũng đã yêu cầu các công trình xây dựng mới phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa lũ lụt nghiêm ngặt hơn, nhằm hạn chế dòng chảy nước mưa vào hệ thống cống công cộng.
Quy định này được áp dụng đối với những dự án xây dựng có diện tích từ 0,2 hécta trở lên.
Ngoài ra, một lớp mái xanh cũng là một trong những biện pháp bắt buộc. Việc trồng cây và tạo ra những không gian xanh trên mái các tòa nhà thương mại và dân cư sẽ có hai chức năng chính là lọc nước để tái sử dụng và hạn chế dòng chảy của nước mưa đổ thẳng hệ thống cống công cộng.
Theo các chuyên gia, dự kiến các nhà thầu xây dựng sẽ chấp hành nghiêm túc quy định mới này./.
Những bề mặt thẩm thấu có một lớp bêtông rỗ và một lớp sỏi. Khoảng 30-40% khoảng trống giữa lớp bêtông và sỏi này được dùng để tích nước, sau đó nước sẽ chảy qua một lớp vải thẩm thấu trước khi được xả qua những đường nhỏ đổ vào cống.
Toàn bộ quá trình này có thể giúp trữ số nước mưa đổ xuống trong vài giờ.
Tuy nhiên, theo phó giáo sư Tan Soon Keat, vẫn tồn tại những khó khăn đối với dự án này để triển khai trong thực tế. Ông nói: “Quá trình bảo trì sẽ là một vấn đề. Nếu nước có thể tràn qua, đồng nghĩa với việc những mẩu rác nhỏ cũng có thể mắc kẹt ở lớp sỏi.”
Mặc dù vậy, ông Tan Soon Keat cũng trong cho rằng với những thiết kế phù hợp hơn, dự án này có thể được triển khai tại các lối đi bộ, lối đi vào công viên hoặc trung tâm thương mại, những nơi không có quá nhiều xe tải hay xe hơi qua lại.
Mới đây Cơ quan quản lý nước quốc gia Singapore (PUB) cũng đã yêu cầu các công trình xây dựng mới phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa lũ lụt nghiêm ngặt hơn, nhằm hạn chế dòng chảy nước mưa vào hệ thống cống công cộng.
Quy định này được áp dụng đối với những dự án xây dựng có diện tích từ 0,2 hécta trở lên.
Ngoài ra, một lớp mái xanh cũng là một trong những biện pháp bắt buộc. Việc trồng cây và tạo ra những không gian xanh trên mái các tòa nhà thương mại và dân cư sẽ có hai chức năng chính là lọc nước để tái sử dụng và hạn chế dòng chảy của nước mưa đổ thẳng hệ thống cống công cộng.
Theo các chuyên gia, dự kiến các nhà thầu xây dựng sẽ chấp hành nghiêm túc quy định mới này./.
Việt Hải/Singapore (Vietnam+)