Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 16/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một nghiên cứu chung khẳng định rằng số bà mẹ tử vong do các biến chứng liên quan đến thai nghén và sinh đẻ đã giảm 50% trong vòng 20 năm qua.
Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2010, số bà mẹ tử vong trên toàn cầu đã giảm từ 543.000 người xuống còn 287.000 người.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Tổng Giám đốc UNFPA Babatunde Osotimehin cho rằng thành tựu trên có được là nhờ những nỗ lực bảo vệ bà mẹ và trẻ em được tăng cường mạnh mẽ trong thời gian qua.
Các biện pháp như thực hiện kế hoạch hóa gia đình tự nguyện, đầu tư và nâng cao kỹ năng của các bà đỡ, đảm bảo quyền tiếp cận chăm sóc sản khoa khẩn cấp khi bị biến chứng đã cứu sống được nhiều bà mẹ và trẻ em trên thế giớ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ của tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) thứ 5 về giảm 75% số tử vong ở các bà mẹ vào năm 2015.
Tuy nhiên, những nỗ lực toàn cầu này cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để đảm bảo mọi trường hợp thai nghén đều được chăm sóc và mọi ca sinh đẻ đều an toàn.
Hiện trên thế giới vẫn còn tình trạng cứ hai phút lại có một bà mẹ tử vong do các biến chứng thai nghén hoặc sinh đẻ, chủ yếu do 4 nguyên nhân: mất máu nghiêm trọng sau sinh, nhiễm trùng, huyết áp cao trong thời kỳ mang thai và phá thai không an toàn.
Mặc dù các trường hợp tử vong trên có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp can thiệp y tế, nhưng đa số trường hợp tử vong lại ở các nước đang phát triển.
Nhiều nước ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara vẫn không đạt được MDG5. Trong số 40 nước có tỷ lệ bà mẹ tử vong cao nhất thế giới có tới 36 nước thuộc khu vực này.
Tuy nhiên, Liên hợp quốc cũng xác nhận 10 nước đang phát triển hiện đã đạt MDG là Belarus, Butan, Guinea Xích đạo, Estonia, Iran, Litva, Maldives, Nepal, Romania và Việt Nam.
Liên hợp quốc cho rằng các nước khu vực Đông Á thành công nhất trong việc ngăn chặn các ca tử vong ở các bà mẹ nhờ chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn với tỷ lệ lên tới 84%, trong khi con số này ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara châu Phi chỉ đạt 22%.
Hơn 33% trong tổng số bà mẹ bị chết trong năm 2010 là ở hai nước Ấn Độ (20%) và Nigeria (14%). Trong khi đó, trên thế giới hiện vẫn có khoảng 215 triệu phụ nữ chưa được tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại./.
Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2010, số bà mẹ tử vong trên toàn cầu đã giảm từ 543.000 người xuống còn 287.000 người.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Tổng Giám đốc UNFPA Babatunde Osotimehin cho rằng thành tựu trên có được là nhờ những nỗ lực bảo vệ bà mẹ và trẻ em được tăng cường mạnh mẽ trong thời gian qua.
Các biện pháp như thực hiện kế hoạch hóa gia đình tự nguyện, đầu tư và nâng cao kỹ năng của các bà đỡ, đảm bảo quyền tiếp cận chăm sóc sản khoa khẩn cấp khi bị biến chứng đã cứu sống được nhiều bà mẹ và trẻ em trên thế giớ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ của tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) thứ 5 về giảm 75% số tử vong ở các bà mẹ vào năm 2015.
Tuy nhiên, những nỗ lực toàn cầu này cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để đảm bảo mọi trường hợp thai nghén đều được chăm sóc và mọi ca sinh đẻ đều an toàn.
Hiện trên thế giới vẫn còn tình trạng cứ hai phút lại có một bà mẹ tử vong do các biến chứng thai nghén hoặc sinh đẻ, chủ yếu do 4 nguyên nhân: mất máu nghiêm trọng sau sinh, nhiễm trùng, huyết áp cao trong thời kỳ mang thai và phá thai không an toàn.
Mặc dù các trường hợp tử vong trên có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp can thiệp y tế, nhưng đa số trường hợp tử vong lại ở các nước đang phát triển.
Nhiều nước ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara vẫn không đạt được MDG5. Trong số 40 nước có tỷ lệ bà mẹ tử vong cao nhất thế giới có tới 36 nước thuộc khu vực này.
Tuy nhiên, Liên hợp quốc cũng xác nhận 10 nước đang phát triển hiện đã đạt MDG là Belarus, Butan, Guinea Xích đạo, Estonia, Iran, Litva, Maldives, Nepal, Romania và Việt Nam.
Liên hợp quốc cho rằng các nước khu vực Đông Á thành công nhất trong việc ngăn chặn các ca tử vong ở các bà mẹ nhờ chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn với tỷ lệ lên tới 84%, trong khi con số này ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara châu Phi chỉ đạt 22%.
Hơn 33% trong tổng số bà mẹ bị chết trong năm 2010 là ở hai nước Ấn Độ (20%) và Nigeria (14%). Trong khi đó, trên thế giới hiện vẫn có khoảng 215 triệu phụ nữ chưa được tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại./.
(TTXVN)