Số ca mắc COVID-19 tại Nga và Belarus tăng cao kỷ lục

Nga đã ghi nhận ngày tồi tệ nhất kể từ khi bùng phát đại dịch với 7.099 ca nhiễm mới, nâng tổng số mắc bệnh tăng lên thành 106.498 người.
Số ca mắc COVID-19 tại Nga và Belarus tăng cao kỷ lục ảnh 1 Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Moskva, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Nga cho biết tính đến trưa 30/4, nước này đã ghi nhận ngày tồi tệ nhất kể từ khi bùng phát đại dịch với 7.099 ca nhiễm mới, nâng tổng số mắc bệnh tăng lên thành 106.498 người.

Trong vòng 24 giờ qua, Nga cũng ghi nhận thêm 101 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân tử vong do dịch lên thành 1.073 người.

Trong khi đó, có thêm 1.333 người đã hồi phục, đưa tổng số trường hợp khỏi bệnh tăng lên 11.619 người.

[Số ca nhiễm tăng mạnh, Nga gia hạn cấm người nước ngoài nhập cảnh]

Thủ đô Moskva vẫn là thành phố có nhiều trường hợp nhiễm virus nhất tính trong một ngày với 3.093 ca bệnh.

Cùng ngày, Bộ Y tế Belarus thông báo nước này đã ghi nhận tới 973 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 mới trong vòng một ngày, nâng tổng số ca nhiễm virus trên cả nước lên thành 13.181 người.

Số ca mắc COVID-19 tại Nga và Belarus tăng cao kỷ lục ảnh 2Nhân viên đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Minsk, Belarus. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo bộ trên, tổng số trường hợp tử vong do mắc COVID-19 ở Belarus hiện là 84 người, đa số các bệnh nhân đều mắc các bệnh nền trước đó. Hơn 2.000 người mắc COVID-19 đã hồi phục và được xuất viện.

Trước đó, Bộ Y tế Belarus dự đoán đỉnh của đại dịch COVID-19 tại nước này sẽ rơi vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.