Theo báo cáo hàng năm của hãng kiểm toán Ernst&Young, trong năm 2009, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại châu Âu đã giảm 11% ,do tác động của đợt suy thoái kinh tế toàn cầu, trong đó, các quốc gia Trung và Tây Âu có số dự án giảm kỷ lục 40%.
Ngược lại, các nền kinh tế lớn vẫn duy trì tương đối việc thu hút đầu tư. Cụ thể, số dự án tại Anh chỉ giảm 1%, trong khi lại tăng lần lượt 1%, 4% và 7% tại Pháp, Italy và Đức.
Năm 2009, số dự án đầu tư nước ngoài ở Mỹ (nhà đầu tư lớn nhất vào châu Âu) và Nhật Bản đều giảm, trong khi lại tăng tại Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, và tăng tới 30% tại Trung Quốc.
Ernst&Young cho hay, mặc dù các dự án đầu tư trong lĩnh vực ôtô, khai mỏ và giao thông vận tải giảm, nhưng các dự án về phần mềm tin học và dịch vụ thương mại đều tăng đáng kể.
Hiện nhiều nhà đầu tư bày tỏ lo ngại về nguồn đầu tư vào châu Âu, tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng môi trường đầu tư tại đây cho thấy đang có sự cải thiện so với cách đây một năm.
Ở mức độ khu vực, Trung Quốc đang là điểm thu hút FDI lớn nhất với tỷ lệ thu hút 39%, xếp thứ hai là Tây Âu, Đông Âu xếp thứ 3 (24%), tiếp theo là Ấn Độ, Mỹ, Canada (đều ở mức 22%).
Trong dài hạn, Ernst&Young cho rằng Tây Âu vẫn duy trì là điểm đầu tư chủ chốt. Dự kiến trong ba năm tới, khu vực này sẽ có tỷ lệ thu hút đầu tư 59%, đứng ngay sau Trung Quốc (66%) và Ấn Độ (61%)./.
Ngược lại, các nền kinh tế lớn vẫn duy trì tương đối việc thu hút đầu tư. Cụ thể, số dự án tại Anh chỉ giảm 1%, trong khi lại tăng lần lượt 1%, 4% và 7% tại Pháp, Italy và Đức.
Năm 2009, số dự án đầu tư nước ngoài ở Mỹ (nhà đầu tư lớn nhất vào châu Âu) và Nhật Bản đều giảm, trong khi lại tăng tại Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, và tăng tới 30% tại Trung Quốc.
Ernst&Young cho hay, mặc dù các dự án đầu tư trong lĩnh vực ôtô, khai mỏ và giao thông vận tải giảm, nhưng các dự án về phần mềm tin học và dịch vụ thương mại đều tăng đáng kể.
Hiện nhiều nhà đầu tư bày tỏ lo ngại về nguồn đầu tư vào châu Âu, tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng môi trường đầu tư tại đây cho thấy đang có sự cải thiện so với cách đây một năm.
Ở mức độ khu vực, Trung Quốc đang là điểm thu hút FDI lớn nhất với tỷ lệ thu hút 39%, xếp thứ hai là Tây Âu, Đông Âu xếp thứ 3 (24%), tiếp theo là Ấn Độ, Mỹ, Canada (đều ở mức 22%).
Trong dài hạn, Ernst&Young cho rằng Tây Âu vẫn duy trì là điểm đầu tư chủ chốt. Dự kiến trong ba năm tới, khu vực này sẽ có tỷ lệ thu hút đầu tư 59%, đứng ngay sau Trung Quốc (66%) và Ấn Độ (61%)./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)