Ngày 16/2, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phối hợp tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực thực hiện các cam kết quốc tế về thanh tra lao động” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Kim Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết ILO đã thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn lao động quốc tế, các công ước và khuyến nghị do đại diện các chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động khắp thế giới soạn thảo để điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến lao động.
Đến nay đã có hơn 130 nước phê chuẩn Công ước thanh tra lao động số 81 và hơn 40 nước phê chuẩn Công ước Thanh tra lao động số 129.
Mặc dù Việt Nam đã tích cực tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhưng số lượng phê chuẩn vẫn thuộc loại thấp trong khu vực và thế giới; cách tiếp cận nhiều khi còn nặng tính bảo thủ, không theo kịp xu thế chung của thời đại. Khung pháp luật lao động của Việt Nam còn nhiều điểm chưa tương thích, hạn chế năng lực thực hiện trên thực tế.
Cách tiếp cận của pháp luật quốc tế là chỉ quy định những nội dung mang tính nguyên tắc khái quát, còn việc xác định các hành vi cụ thể thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp. Trong khi cách tiếp cận của luật pháp Việt Nam lại theo hướng thực định, cụ thể, chi tiết trong văn bản pháp luật, không quy định trong văn bản thì không áp dụng.
Theo nhận xét và khuyến nghị của ILO, các báo cáo của Việt Nam thường không có hoặc có rất ít số liệu thống kê, như số vụ tai nạn lao động xảy ra hằng năm, bao nhiêu vụ sử dụng lao động là trẻ em. Điều này thể hiện sự yếu kém của hệ thống thống kê, cũng như phản ánh tư duy làm báo cáo của Việt Nam còn mang tính hình thức, các đánh giá phân tích chưa dựa vào bằng chứng thực tế mà chủ yếu theo các ý kiến chủ quan.
Tại hội thảo, một số chuyên gia nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm mô hình thanh tra chi tiết chuyển sang cách tiếp cận có hệ thống. Tất cả các thanh tra lao động cần tập trung vào một số vấn đề hoặc lĩnh vực được coi là có nguy cơ cao hơn so với lĩnh vực khác.
Tại Việt Nam, những vấn đề nguy cơ cao thường là hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động, sử dụng lao động trẻ em…
Ngoài ra, thanh tra lao động cũng cần phải thiết lập cho được mối quan hệ tốt với các tổ chức của người sử dụng lao động, cũng như công đoàn. Những tổ chức này có thể góp phần quan trọng vào việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp và trong các ngành kinh doanh khác nhau./.
Ông Nguyễn Kim Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết ILO đã thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn lao động quốc tế, các công ước và khuyến nghị do đại diện các chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động khắp thế giới soạn thảo để điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến lao động.
Đến nay đã có hơn 130 nước phê chuẩn Công ước thanh tra lao động số 81 và hơn 40 nước phê chuẩn Công ước Thanh tra lao động số 129.
Mặc dù Việt Nam đã tích cực tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhưng số lượng phê chuẩn vẫn thuộc loại thấp trong khu vực và thế giới; cách tiếp cận nhiều khi còn nặng tính bảo thủ, không theo kịp xu thế chung của thời đại. Khung pháp luật lao động của Việt Nam còn nhiều điểm chưa tương thích, hạn chế năng lực thực hiện trên thực tế.
Cách tiếp cận của pháp luật quốc tế là chỉ quy định những nội dung mang tính nguyên tắc khái quát, còn việc xác định các hành vi cụ thể thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp. Trong khi cách tiếp cận của luật pháp Việt Nam lại theo hướng thực định, cụ thể, chi tiết trong văn bản pháp luật, không quy định trong văn bản thì không áp dụng.
Theo nhận xét và khuyến nghị của ILO, các báo cáo của Việt Nam thường không có hoặc có rất ít số liệu thống kê, như số vụ tai nạn lao động xảy ra hằng năm, bao nhiêu vụ sử dụng lao động là trẻ em. Điều này thể hiện sự yếu kém của hệ thống thống kê, cũng như phản ánh tư duy làm báo cáo của Việt Nam còn mang tính hình thức, các đánh giá phân tích chưa dựa vào bằng chứng thực tế mà chủ yếu theo các ý kiến chủ quan.
Tại hội thảo, một số chuyên gia nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm mô hình thanh tra chi tiết chuyển sang cách tiếp cận có hệ thống. Tất cả các thanh tra lao động cần tập trung vào một số vấn đề hoặc lĩnh vực được coi là có nguy cơ cao hơn so với lĩnh vực khác.
Tại Việt Nam, những vấn đề nguy cơ cao thường là hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động, sử dụng lao động trẻ em…
Ngoài ra, thanh tra lao động cũng cần phải thiết lập cho được mối quan hệ tốt với các tổ chức của người sử dụng lao động, cũng như công đoàn. Những tổ chức này có thể góp phần quan trọng vào việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp và trong các ngành kinh doanh khác nhau./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)