Để khai thác tối ưu Đại lộ Đông Tây như một tuyến giao thông chiến lược liên vùng, cùng các chức năng kết nối tạo động lực phát triển và cải tạo cảnh quan đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh cần triển khai một quy hoạch về quản lý, khai thác toàn diện các chức năng của tuyến Đại lộ Đông Tây (gồm hầm Thủ Thiêm, Đại lộ Võ Văn Kiệt).
Ý kiến trên được ông Lương Minh Phúc, Trưởng Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Công trình Giao thông-Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại buổi làm việc với Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về công trình hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) và tuyến đường Đại lộ Đông Tây ngày 13/9.
Theo ông Phúc, các chương trình, dự án cụ thể gồm thiết kế đô thị trên toàn tuyến Đại lộ Đông Tây; Dự án nút giao An Phú và đường song hành kết nối Đại lộ Đông Tây với đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây ở phía Đông và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương ở phía Tây; đồng thời, xây dựng các dự án giao thông xanh như xây dựng tuyến xe buýt nhanh và hành lang xanh dọc tuyến Đại lộ Đông Tây; dự án tuyến giao thông thủy dọc Đại lộ Đông Tây, tuyến kênh Tàu Hũ-Bến Nghé; dự án cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1, 2...
Về việc chuẩn bị thông hầm Thủ Thiêm, ông Lương Minh Phúc, cho biết hiện các hạng mục thi công đã cơ bản hoàn thành và đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, trong đó gói thầu số 3 thi công lắp đặt hệ thống thiết bị cơ, điện trong hầm, nhà điều hành đã hoàn thành được 95% khối lượng.
Theo kế hoạch, đến ngày 15/11 hệ thống hầm và tuyến đường mới Thủ Thiêm sẽ sẵn sàng thông xe và đưa vào sử dụng. Dự kiến, lễ thông xe hầm thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây được tổ chức tại khu vực đầu hầm phía Quận 1 vào ngày 20/11.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên, nhà thầu thi công công trình hầm Thủ Thiêm, Đại lộ Đông Tây trong quá trình thi công.
Để chuẩn bị cho việc đưa hầm vào lưu thông, bà Tâm đề nghị Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Công trình Giao thông-Đô thị thành phố cần tạo thêm nhiều mảng xanh trong và ngoài đường hầm, tránh cảm giác nặng nề, ngột ngạt khi lưu thông qua hầm./.
Ý kiến trên được ông Lương Minh Phúc, Trưởng Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Công trình Giao thông-Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại buổi làm việc với Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về công trình hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) và tuyến đường Đại lộ Đông Tây ngày 13/9.
Theo ông Phúc, các chương trình, dự án cụ thể gồm thiết kế đô thị trên toàn tuyến Đại lộ Đông Tây; Dự án nút giao An Phú và đường song hành kết nối Đại lộ Đông Tây với đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây ở phía Đông và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương ở phía Tây; đồng thời, xây dựng các dự án giao thông xanh như xây dựng tuyến xe buýt nhanh và hành lang xanh dọc tuyến Đại lộ Đông Tây; dự án tuyến giao thông thủy dọc Đại lộ Đông Tây, tuyến kênh Tàu Hũ-Bến Nghé; dự án cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1, 2...
Về việc chuẩn bị thông hầm Thủ Thiêm, ông Lương Minh Phúc, cho biết hiện các hạng mục thi công đã cơ bản hoàn thành và đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, trong đó gói thầu số 3 thi công lắp đặt hệ thống thiết bị cơ, điện trong hầm, nhà điều hành đã hoàn thành được 95% khối lượng.
Theo kế hoạch, đến ngày 15/11 hệ thống hầm và tuyến đường mới Thủ Thiêm sẽ sẵn sàng thông xe và đưa vào sử dụng. Dự kiến, lễ thông xe hầm thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây được tổ chức tại khu vực đầu hầm phía Quận 1 vào ngày 20/11.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên, nhà thầu thi công công trình hầm Thủ Thiêm, Đại lộ Đông Tây trong quá trình thi công.
Để chuẩn bị cho việc đưa hầm vào lưu thông, bà Tâm đề nghị Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Công trình Giao thông-Đô thị thành phố cần tạo thêm nhiều mảng xanh trong và ngoài đường hầm, tránh cảm giác nặng nề, ngột ngạt khi lưu thông qua hầm./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)