Hãng đánh giá tín dụng quốc tế Standard & Poor's (S&P) ngày 8/8 đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của hai nhà cho vay thế chấp khổng lồ Fannie Mae và Freddie Mac của Mỹ từ AAA xuống còn AA+.
Fannie Mae và Freddie Mac bị hạ bậc xếp hạng do triển vọng kinh doanh của hai định chế tài chính này có thể sẽ bị ảnh hưởng vì họ đều phụ thuộc trực tiếp vào Chính phủ Mỹ.
S&P cũng hạ bậc tín dụng của 10 trong số 12 ngân hàng cho vay mua nhà cấp liên bang, đồng thời đánh tụt mức xếp hạng tín nhiệm đối với "nợ cao cấp" do Ngân hàng Tín dụng Nông nghiệp liên bang phát hành.
Các động thái mới nhất của S&P đã được dự tính trước sau khi cơ quan này hạ bậc xếp hạng tín nhiệm uy tín bậc nhất của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào ngày 5/8, vì cho rằng nước Mỹ đang đối mặt với gánh nặng nợ công ngày càng gia tăng nguy hiểm và giới chính trị ở Washington bất lực trong việc đưa ra một chính sách dài hạn đáng tin cậy nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Trong một tuyên bố, S&P nêu rõ: "Việc hạ mức xếp hạng tín dụng của Fannie và Freddie phản ánh sự phụ thuộc trực tiếp của họ vào Chính phủ Mỹ. Cả hai nhà cho vay thế chấp mua nhà này đã được đã đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền liên bang vào tháng 9/2008 và khả năng hoạt động của họ phụ thuộc chủ yếu vào Chính phủ Mỹ."
Phản ứng trước quyết định của S&P, Freddie cho rằng động thái mới nhất của cơ quan này có thể gây ra tình trạng gián đoạn trên thị trường cho vay mua nhà ở Mỹ.
Fannie và Freddie là các doanh nghiệp chuyên thu mua tài sản thế chấp từ các ngân hàng và những nhà môi giới cầm cố, nhằm duy trì lãi suất ở mức thấp và hỗ trợ người mua nhà. Cả hai nhà cho vay này hiện nắm giữ khoảng 50% tổng số tiền cho vay thế chấp ở Mỹ.
Trong cuộc khoảng hảng tài chính-kinh tế 2008-2009 vừa qua, Fannie và Freddie đã phải viện đến khoản cứu trợ 150 tỷ USD từ Bộ Tài chính Mỹ nhằm tránh nguy cơ phá sản. Chính phủ Mỹ dự tính chí phí cuối cùng để giải cứu hai ngân hàng này có thể lên tới 259 tỷ USD.
Cả Fannie và Freddie đều làm ăn thất bát trong thời gian vừa qua, trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng ảm đạm, với thị trường việc làm chưa được cải thiện và tỷ lệ nghiệp cao.
Ngày 8/8, Freddie đã đề nghị chính phủ cấp thêm khoản hỗ trợ 1,5 tỷ USD, sau khi hãng thông báo lỗ 4,7 tỷ USD trong quý II/2011, so với khoản lỗ 6 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Fannie cũng cho hay họ đã lỗ gần 5,2 tỷ USD trong quý II, tăng mạnh so với khoản lỗ 3,13 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2010./.
Fannie Mae và Freddie Mac bị hạ bậc xếp hạng do triển vọng kinh doanh của hai định chế tài chính này có thể sẽ bị ảnh hưởng vì họ đều phụ thuộc trực tiếp vào Chính phủ Mỹ.
S&P cũng hạ bậc tín dụng của 10 trong số 12 ngân hàng cho vay mua nhà cấp liên bang, đồng thời đánh tụt mức xếp hạng tín nhiệm đối với "nợ cao cấp" do Ngân hàng Tín dụng Nông nghiệp liên bang phát hành.
Các động thái mới nhất của S&P đã được dự tính trước sau khi cơ quan này hạ bậc xếp hạng tín nhiệm uy tín bậc nhất của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào ngày 5/8, vì cho rằng nước Mỹ đang đối mặt với gánh nặng nợ công ngày càng gia tăng nguy hiểm và giới chính trị ở Washington bất lực trong việc đưa ra một chính sách dài hạn đáng tin cậy nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Trong một tuyên bố, S&P nêu rõ: "Việc hạ mức xếp hạng tín dụng của Fannie và Freddie phản ánh sự phụ thuộc trực tiếp của họ vào Chính phủ Mỹ. Cả hai nhà cho vay thế chấp mua nhà này đã được đã đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền liên bang vào tháng 9/2008 và khả năng hoạt động của họ phụ thuộc chủ yếu vào Chính phủ Mỹ."
Phản ứng trước quyết định của S&P, Freddie cho rằng động thái mới nhất của cơ quan này có thể gây ra tình trạng gián đoạn trên thị trường cho vay mua nhà ở Mỹ.
Fannie và Freddie là các doanh nghiệp chuyên thu mua tài sản thế chấp từ các ngân hàng và những nhà môi giới cầm cố, nhằm duy trì lãi suất ở mức thấp và hỗ trợ người mua nhà. Cả hai nhà cho vay này hiện nắm giữ khoảng 50% tổng số tiền cho vay thế chấp ở Mỹ.
Trong cuộc khoảng hảng tài chính-kinh tế 2008-2009 vừa qua, Fannie và Freddie đã phải viện đến khoản cứu trợ 150 tỷ USD từ Bộ Tài chính Mỹ nhằm tránh nguy cơ phá sản. Chính phủ Mỹ dự tính chí phí cuối cùng để giải cứu hai ngân hàng này có thể lên tới 259 tỷ USD.
Cả Fannie và Freddie đều làm ăn thất bát trong thời gian vừa qua, trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng ảm đạm, với thị trường việc làm chưa được cải thiện và tỷ lệ nghiệp cao.
Ngày 8/8, Freddie đã đề nghị chính phủ cấp thêm khoản hỗ trợ 1,5 tỷ USD, sau khi hãng thông báo lỗ 4,7 tỷ USD trong quý II/2011, so với khoản lỗ 6 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Fannie cũng cho hay họ đã lỗ gần 5,2 tỷ USD trong quý II, tăng mạnh so với khoản lỗ 3,13 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2010./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)