Cuộc gặp đầu tiên giữa ông Trump và bà Merkel: Sự khởi đầu khó khăn
Không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát, cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại thủ đô Washington D.C chỉ dừng ở mức nghi lễ ngoại giao.
Lãnh đạo hai cường quốc hàng đầu thế giới ở hai bờ Đại Tây Dương đã thể hiện sự tương đồng trong một số vấn đề, nhưng cũng không ngần ngại bày tỏ những quan điểm trái chiều về nhiều vấn đề “nóng” của thế giới như khủng hoảng di cư và liên quan tới lợi ích sát sườn của mỗi bên như đóng góp ngân sách cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)...
Cuộc gặp cho thấy những bất đồng âm ỉ giữa hai đồng minh truyền thống, nhưng cũng khẳng định sự gắn kết không thể đảo ngược giữa hai đối tác lớn này.
Theo các nhà phân tích, quan hệ xuyên Đại Tây Dương vẫn sẽ được củng cố, nhưng có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với chính sách của mỗi bên và tình hình thực tế của thế giới.
Trong cuộc hội đàm tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã đề cập về các vấn đề được coi là mấu chốt hiện nay trong quan hệ song phương nói riêng và giữa Mỹ với châu Âu nói chung, đó là hoạt động của NATO, ngân sách quốc phòng, tự do thương mại và cuộc khủng hoảng người di cư.
Xem thêm tại đây: Cuộc gặp giữa ông Trump và bà Merkel chỉ dừng ở nghi lễ ngoại giao
Lãnh đạo hai cường quốc hàng đầu thế giới ở hai bờ Đại Tây Dương đã thể hiện sự tương đồng trong một số vấn đề, nhưng cũng không ngần ngại bày tỏ những quan điểm trái chiều về nhiều vấn đề “nóng” của thế giới như khủng hoảng di cư và liên quan tới lợi ích sát sườn của mỗi bên như đóng góp ngân sách cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)...
Cuộc gặp cho thấy những bất đồng âm ỉ giữa hai đồng minh truyền thống, nhưng cũng khẳng định sự gắn kết không thể đảo ngược giữa hai đối tác lớn này.
Theo các nhà phân tích, quan hệ xuyên Đại Tây Dương vẫn sẽ được củng cố, nhưng có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với chính sách của mỗi bên và tình hình thực tế của thế giới.
Trong cuộc hội đàm tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã đề cập về các vấn đề được coi là mấu chốt hiện nay trong quan hệ song phương nói riêng và giữa Mỹ với châu Âu nói chung, đó là hoạt động của NATO, ngân sách quốc phòng, tự do thương mại và cuộc khủng hoảng người di cư.
Xem thêm tại đây: Cuộc gặp giữa ông Trump và bà Merkel chỉ dừng ở nghi lễ ngoại giao
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) đã có cuộc hội đàm thượng đỉnh đầu tiên tại Nhà Trắng kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Quốc hội Anh phê chuẩn Dự luật Brexit
Ngày 13/3, trải qua nhiều khó khăn, cuối cùng lưỡng viện Quốc hội Anh đã bỏ phiếu thông qua dự luật Brexit về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Sự kiện này đã chính thức mở đường cho Thủ tướng Anh Theresa May kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon nhằm khởi động tiến trình đàm phán (dự kiến kéo dài 2 năm) với EU.
Trước đó, trong lần trình lên Thượng viện vào ngày 1/3, dự luật Brexit đã vấp phải sự phản đối của Thượng viện, yêu cầu phải đưa thêm vào trong dự luật điều khoản đảm bảo các công dân EU đang sinh sống tại Anh được quyền sinh sống và làm việc tiếp ở Anh sau Brexit.
Do đó dự luật Brexit lại phải quay trở lại để thuyết phục hai viện Quốc hội Anh thông qua một lần nữa vào ngày 13/3.
Chiều 16/3, Nữ Hoàng Anh Elizabeth II đã phê chuẩn dự luật về Brexit, cho phép Thủ tướng Anh, Theresa May kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon để chính thức đưa nước Anh bước vào tiến trình rời Liên minh châu Âu (EU).
Việc Quốc hội Anh thông qua Dự luật Brexit ngày 13/3 và sau đó được Nữ hoàng Anh phê chuẩn vào ngày 16/3, đã giúp Thủ tướng Anh Theresa May được quyền khởi động tiến trình đàm phán Brexit (dự kiến sẽ là ngày 29/3 tới).
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán giữa Anh và EU tới đây được cho là vẫn còn rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Về phía Anh, nếu tiến trình đàm phán đổ vỡ sẽ gây ra “hậu quả hết sức tiêu cực”, gây tổn hại kinh tế cho nước này và buộc nhiều doanh nghiệp và cá nhân rơi vào tình trạng rối loạn pháp lý.
Trong khi đó, với EU, các cuộc thảo luận về đường hướng phát triển của một EU thiếu Anh thì vẫn chưa có hồi kết.
Xem thêm tại đây: Vấn đề Brexit: Khởi đầu chặng đường chông gai cho nước Anh
Trước đó, trong lần trình lên Thượng viện vào ngày 1/3, dự luật Brexit đã vấp phải sự phản đối của Thượng viện, yêu cầu phải đưa thêm vào trong dự luật điều khoản đảm bảo các công dân EU đang sinh sống tại Anh được quyền sinh sống và làm việc tiếp ở Anh sau Brexit.
Do đó dự luật Brexit lại phải quay trở lại để thuyết phục hai viện Quốc hội Anh thông qua một lần nữa vào ngày 13/3.
Chiều 16/3, Nữ Hoàng Anh Elizabeth II đã phê chuẩn dự luật về Brexit, cho phép Thủ tướng Anh, Theresa May kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon để chính thức đưa nước Anh bước vào tiến trình rời Liên minh châu Âu (EU).
Việc Quốc hội Anh thông qua Dự luật Brexit ngày 13/3 và sau đó được Nữ hoàng Anh phê chuẩn vào ngày 16/3, đã giúp Thủ tướng Anh Theresa May được quyền khởi động tiến trình đàm phán Brexit (dự kiến sẽ là ngày 29/3 tới).
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán giữa Anh và EU tới đây được cho là vẫn còn rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Về phía Anh, nếu tiến trình đàm phán đổ vỡ sẽ gây ra “hậu quả hết sức tiêu cực”, gây tổn hại kinh tế cho nước này và buộc nhiều doanh nghiệp và cá nhân rơi vào tình trạng rối loạn pháp lý.
Trong khi đó, với EU, các cuộc thảo luận về đường hướng phát triển của một EU thiếu Anh thì vẫn chưa có hồi kết.
Xem thêm tại đây: Vấn đề Brexit: Khởi đầu chặng đường chông gai cho nước Anh
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 9/3. (Nguồn: EPA/TTXVN)
FED tăng lãi suất cơ bản
Đúng như dự đoán, ngày 15-3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định nâng lãi suất lên 0,75-1%, đánh dấu một nỗ lực lớn của cơ quan này nhằm đưa chính sách tiền tệ của Mỹ trở lại mức cân bằng hơn sau gần một thập kỷ nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007-2008.
Theo các nhà hoạch định chính sách của FED, mức lãi suất được điều chỉnh tăng là nhờ những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ. Trong ba tháng qua, thị trường lao động tại Mỹ đã đều đặt tạo thêm được 209.000 việc làm/tháng và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,7%, khá gần với mức “mong đợi” 4,5% của FED trong năm 2017 và duy trì tới năm 2019.
Ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo tăng lãi suất, thị trường chứng khoán và tiền tệ thế giới đồng loạt khởi sắc. Kết thúc phiên giao dịch trên thị trường phố Wall ngày 15-3, chỉ số Dow Jones tăng 112,73 điểm, tương đương tăng 0,54%; chỉ số S&P 500 tăng 19,81 điểm, tương đương 0,84%; chỉ số Nasdaq tăng 43,23 điểm, khoảng 0,74%. Thị trường chứng khoán châu Âu, châu Á cũng đều ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Động thái tăng lãi suất của FED cũng đã khiến ngành ngân hàng lạc quan hơn vào việc mức lạm phát đang tăng ổn định và ngày càng tiến gần hơn đến mức mục tiêu 2% của FED.
Dự kiến nếu không có gì thay đổi, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi lộ trình nâng lãi suất hai lần nữa trong năm 2017 và ba lần trong năm 2018.
Theo các nhà hoạch định chính sách của FED, mức lãi suất được điều chỉnh tăng là nhờ những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ. Trong ba tháng qua, thị trường lao động tại Mỹ đã đều đặt tạo thêm được 209.000 việc làm/tháng và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,7%, khá gần với mức “mong đợi” 4,5% của FED trong năm 2017 và duy trì tới năm 2019.
Ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo tăng lãi suất, thị trường chứng khoán và tiền tệ thế giới đồng loạt khởi sắc. Kết thúc phiên giao dịch trên thị trường phố Wall ngày 15-3, chỉ số Dow Jones tăng 112,73 điểm, tương đương tăng 0,54%; chỉ số S&P 500 tăng 19,81 điểm, tương đương 0,84%; chỉ số Nasdaq tăng 43,23 điểm, khoảng 0,74%. Thị trường chứng khoán châu Âu, châu Á cũng đều ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Động thái tăng lãi suất của FED cũng đã khiến ngành ngân hàng lạc quan hơn vào việc mức lạm phát đang tăng ổn định và ngày càng tiến gần hơn đến mức mục tiêu 2% của FED.
Dự kiến nếu không có gì thay đổi, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi lộ trình nâng lãi suất hai lần nữa trong năm 2017 và ba lần trong năm 2018.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. (guồn: Nytimes.com)
Ngân hàng Trung ương châu Âu lưu hành tờ tiền 50 euro mới
Ngày 16/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã ra mắt tờ tiền giấy mệnh giá 50 euro mới. Đây được xem là nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc chiến chống nạn tiền giả và khẳng định sự ủng hộ đối với việc sử dụng tiền mặt.
Tại buổi lễ được tổ chức ở trụ sở của Ngân hàng Trung ướng Đức tại thành phố Frankfurt, Giám đốc Carl Ludwig Thiele đã công bố những thông tin liên quan tới tờ 50 euro mới. Theo đó, đây là sự kết hợp hài hòa của màu vàng và màu cam nhạt, ở góc phải có in nổi ba chiều chân dung Công chúa Europa trong thần thoại Hy Lạp, trong khi đó góc trái là số 50 màu lục bảo có thể chuyển sang xanh da trời tùy theo hiệu ứng ánh sáng.
Theo thông báo trước đó, tiền giấy mệnh giá 50 euro mới sẽ được lưu hành từ tháng 4 tới. Hiện tiền mệnh giá 50 euro đang được sử dụng rộng rãi nhất, với hơn 8 triệu tờ được lưu hành, chiếm 45% tổng số tiền giấy euro các mệnh giá. Tại Eurozone, người dân Đức và Áo ưa sử dụng tiền mặt hơn trong các giao dịch thương mại.
Bên cạnh đó, ECB cũng quyết định ngừng in và từng bước loại bỏ tờ tiền giấy mệnh giá 500 euro từ nay đến cuối năm 2018, nhằm hạn chế nguy cơ đồng tiền mệnh giá cao này bị sử dụng vào mục đích tài trợ khủng bố, rửa tiền và các vụ việc phạm pháp.
Tại buổi lễ được tổ chức ở trụ sở của Ngân hàng Trung ướng Đức tại thành phố Frankfurt, Giám đốc Carl Ludwig Thiele đã công bố những thông tin liên quan tới tờ 50 euro mới. Theo đó, đây là sự kết hợp hài hòa của màu vàng và màu cam nhạt, ở góc phải có in nổi ba chiều chân dung Công chúa Europa trong thần thoại Hy Lạp, trong khi đó góc trái là số 50 màu lục bảo có thể chuyển sang xanh da trời tùy theo hiệu ứng ánh sáng.
Theo thông báo trước đó, tiền giấy mệnh giá 50 euro mới sẽ được lưu hành từ tháng 4 tới. Hiện tiền mệnh giá 50 euro đang được sử dụng rộng rãi nhất, với hơn 8 triệu tờ được lưu hành, chiếm 45% tổng số tiền giấy euro các mệnh giá. Tại Eurozone, người dân Đức và Áo ưa sử dụng tiền mặt hơn trong các giao dịch thương mại.
Bên cạnh đó, ECB cũng quyết định ngừng in và từng bước loại bỏ tờ tiền giấy mệnh giá 500 euro từ nay đến cuối năm 2018, nhằm hạn chế nguy cơ đồng tiền mệnh giá cao này bị sử dụng vào mục đích tài trợ khủng bố, rửa tiền và các vụ việc phạm pháp.
Đồng 50 euro mới. (Nguồn: ECB)
Vụ hiến tặng đất lớn nhất lịch sử thế giới
Ngày 19/3, Chính phủ Chile đã tiếp nhận 407.000 ha rừng nguyên sinh từ gia đình tỷ phú Mỹ Douglas Tompkins, người sáng lập hãng đồ thể thao The North Face và hãng thời trang ESPRIT. Đây là vụ hiến tặng đất đai tư nhân lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận tại vùng du lịch nổi tiếng Chaitén, cách thủ đô Santiago 1.260 km về phía Nam, Tổng thống Chile Michelle Bachelet đánh giá cao những nỗ lực của ông Tompkins và gia đình trong việc bảo tồn thiên nhiên. Vùng đất được hiến tặng với nhiều loài thực vật vô cùng quý hiếm sẽ trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên của vùng đất Patagonia trên địa phận Chile.
Bà Kristine McDivitt, vợ góa của ông Tompkins, một doanh nhân thành đạt và là một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, cho biết việc hiến tặng đất đai tạo thuận lợi cho Chính phủ Chile trong việc bảo vệ thiên nhiên và cho phép các nhà khoa học và người dân được quyền tới những vùng đất do gia đình bà từng sở hữu.
Doanh nhân Tompkins đã từ bỏ sự nghiệp kinh doanh của mình vào năm 1990 và chuyển tới sinh sống ở vùng Patagonia của Chile sinh sống. Tại đây, ông đã triển khai dự án bảo tồn thiên nhiên khổng lồ của mình với tư cách một nhà hoạt động môi trường. Tháng 12/2015, ông Tompkins đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn.
Theo bà McDivitt, việc hiến tặng đất của gia đình nhằm thực hiện ý nguyện của ông Tompkins. Vùng đất được giao cho Chính phủ Chile bao gồm dải rừng nguyên sinh trải dài từ vùng Hornopirén tới kênh đào Beagle, dọc theo bên giới Argentina. Bà khẳng định những nỗ lực bảo tồn thiên nhiên của ông Tompkins có thể coi là lớn nhất trong lịch sử con người tới ngày nay và bày tỏ mong muốn nhiều quốc gia và cá nhân có nhiều hành động bảo vệ Trái Đất.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận tại vùng du lịch nổi tiếng Chaitén, cách thủ đô Santiago 1.260 km về phía Nam, Tổng thống Chile Michelle Bachelet đánh giá cao những nỗ lực của ông Tompkins và gia đình trong việc bảo tồn thiên nhiên. Vùng đất được hiến tặng với nhiều loài thực vật vô cùng quý hiếm sẽ trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên của vùng đất Patagonia trên địa phận Chile.
Bà Kristine McDivitt, vợ góa của ông Tompkins, một doanh nhân thành đạt và là một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, cho biết việc hiến tặng đất đai tạo thuận lợi cho Chính phủ Chile trong việc bảo vệ thiên nhiên và cho phép các nhà khoa học và người dân được quyền tới những vùng đất do gia đình bà từng sở hữu.
Doanh nhân Tompkins đã từ bỏ sự nghiệp kinh doanh của mình vào năm 1990 và chuyển tới sinh sống ở vùng Patagonia của Chile sinh sống. Tại đây, ông đã triển khai dự án bảo tồn thiên nhiên khổng lồ của mình với tư cách một nhà hoạt động môi trường. Tháng 12/2015, ông Tompkins đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn.
Theo bà McDivitt, việc hiến tặng đất của gia đình nhằm thực hiện ý nguyện của ông Tompkins. Vùng đất được giao cho Chính phủ Chile bao gồm dải rừng nguyên sinh trải dài từ vùng Hornopirén tới kênh đào Beagle, dọc theo bên giới Argentina. Bà khẳng định những nỗ lực bảo tồn thiên nhiên của ông Tompkins có thể coi là lớn nhất trong lịch sử con người tới ngày nay và bày tỏ mong muốn nhiều quốc gia và cá nhân có nhiều hành động bảo vệ Trái Đất.
Phần đất hiến tặng thuộc nhiều công viên quốc gia. (Nguồn: BBC)
Nga tuyển phi công vũ trụ mới cho sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng
Ngày 14/3, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) ra thông báo tuyển nhân sự mới để đào tạo trở thành phi công vũ trụ cho sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng.
Theo thông báo, Roscosmos sẽ tuyển 6-8 phi công vũ trụ để huấn luyện điều khiển thế hệ tàu vũ trụ mới đang được phát triển và đây sẽ là những người Nga đầu tiên bay lên Mặt Trăng, dự kiến vào năm 2031.
Tại một cuộc họp báo, Giám đốc điều hành các chương trình có điều khiển Sergei Krikalyov cho biết việc tuyển dụng sẽ không phân biệt màu da hay giới tính. Ngoài ra, theo thông tin từ Phó giám đốc thứ nhất Roscosmos Alexander Ivanov, các ứng viên có thể nộp đơn trong bốn tháng tới.
Những phi công vũ trụ mới sẽ điều khiển lần phóng đầu tiên của loại tàu vũ trụ vận tải có người lái mới mang tên Federatsiya và tiếp tục chương trình chinh phục Mặt Trăng.
Xem thêm tại đây: Nga tuyển phi công vũ trụ mới cho sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng
Theo thông báo, Roscosmos sẽ tuyển 6-8 phi công vũ trụ để huấn luyện điều khiển thế hệ tàu vũ trụ mới đang được phát triển và đây sẽ là những người Nga đầu tiên bay lên Mặt Trăng, dự kiến vào năm 2031.
Tại một cuộc họp báo, Giám đốc điều hành các chương trình có điều khiển Sergei Krikalyov cho biết việc tuyển dụng sẽ không phân biệt màu da hay giới tính. Ngoài ra, theo thông tin từ Phó giám đốc thứ nhất Roscosmos Alexander Ivanov, các ứng viên có thể nộp đơn trong bốn tháng tới.
Những phi công vũ trụ mới sẽ điều khiển lần phóng đầu tiên của loại tàu vũ trụ vận tải có người lái mới mang tên Federatsiya và tiếp tục chương trình chinh phục Mặt Trăng.
Xem thêm tại đây: Nga tuyển phi công vũ trụ mới cho sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng
Trang phục của các nhà du hành vũ trụ Nga. (Nguồn: TASS)
Hòa đàm Syria tại Astana: Khó khăn ngay ngày khai mạc
Chiều 14/3, vòng đàm phán thứ ba tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria đã khai mạc tại thủ đô Astana của Kazakhstan với chương trình nghị sự bao gồm rất nhiều cuộc tham vấn song phương và đa phương. Tuy nhiên, ngay trước thềm hòa đàm, phe đối lập Syria đã từ chối tham dự và đưa ra các yêu cầu trì hoãn ngày họp, kết thúc thảo luận cơ chế ngừng bắn.
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cử đại diện ở cấp thứ trưởng Ngoại giao tham gia đàm phán, trong khi đại diện phía Nga là Đại diện đặc biệt của Tổng thống về vấn đề Syria, ông Alesander Lavrentiev, cùng Vụ trưởng Vụ Trung Đông và Bắc Phi, thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Sergey Vershinin và Phó chỉ huy Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Nga Stanislav Gadzhimagomadov.
Đại sứ Mỹ tại Astana George Krol à một đại diện đến từ Washington (không nêu chức danh), cùng phái đoàn của LHQ do ông Milos Strugar dẫn đầu cũng đã có mặt để tham gia cuộc đàm phán này.
Đại diện phái đoàn Chính phủ Syria, Đại diện thường trực Syria tại LHQ Bashar Jaafari đã chỉ trích phe đối lập tẩy chay vòng đàm phán này, song tuyên bố phái đoàn chính phủ đến với vòng hòa đàm thứ 3 này là để đàm phán với "các đồng minh Nga và Iran", đồng thời bày tỏ hy vọng vào những kết quả tích cực.
Phát biểu trước thềm sự kiện, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peshkov khẳng định sau các vòng đàm phán trước về Syria tại Astana, Điện Kremlin không mong đợi vòng đàm phán thứ 3 này diễn ra một cách suôn sẻ và dễ dàng, nhất là khi một số nhóm đối lập, thành viên của Liên minh Quốc gia phe đối lập và lực lượng cách mạng (NKORS) Syria tuyên bố sẽ không tham gia.
Trước đó, người phát ngôn phái đoàn của phe đối lập Syria, ông Osama Abu Zeid tuyên bố các phe cánh đối lập Syria sẽ không tham dự vòng đàm phán mới với các quan chức Chính phủ Syria tại Astana, với lý do "những cam kết liên quan tới việc chấm dứt các hành động thù địch chưa được thực hiện".
Về phần mình, Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi các bên tiếp tục đàm phán và không đưa ra điều kiện tiên quyết với nhau.
Theo thông báo, tại Astana các bên sẽ xem xét vấn đề thành lập nhóm làm việc để trao đổi tù binh và gỡ mìn tại các khu vực nhân đạo, trong đó có công trình nằm trong danh sách bảo vệ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO). Phiên họp toàn thể gồm tất cả các bên tham gia đàm phán sẽ diễn ra vào ngày 15/3./.
Xem thêm tại đây: Hòa đàm Syria: Các nước bảo trợ khẳng định củng cố lệnh ngừng bắn
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cử đại diện ở cấp thứ trưởng Ngoại giao tham gia đàm phán, trong khi đại diện phía Nga là Đại diện đặc biệt của Tổng thống về vấn đề Syria, ông Alesander Lavrentiev, cùng Vụ trưởng Vụ Trung Đông và Bắc Phi, thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Sergey Vershinin và Phó chỉ huy Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Nga Stanislav Gadzhimagomadov.
Đại sứ Mỹ tại Astana George Krol à một đại diện đến từ Washington (không nêu chức danh), cùng phái đoàn của LHQ do ông Milos Strugar dẫn đầu cũng đã có mặt để tham gia cuộc đàm phán này.
Đại diện phái đoàn Chính phủ Syria, Đại diện thường trực Syria tại LHQ Bashar Jaafari đã chỉ trích phe đối lập tẩy chay vòng đàm phán này, song tuyên bố phái đoàn chính phủ đến với vòng hòa đàm thứ 3 này là để đàm phán với "các đồng minh Nga và Iran", đồng thời bày tỏ hy vọng vào những kết quả tích cực.
Phát biểu trước thềm sự kiện, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peshkov khẳng định sau các vòng đàm phán trước về Syria tại Astana, Điện Kremlin không mong đợi vòng đàm phán thứ 3 này diễn ra một cách suôn sẻ và dễ dàng, nhất là khi một số nhóm đối lập, thành viên của Liên minh Quốc gia phe đối lập và lực lượng cách mạng (NKORS) Syria tuyên bố sẽ không tham gia.
Trước đó, người phát ngôn phái đoàn của phe đối lập Syria, ông Osama Abu Zeid tuyên bố các phe cánh đối lập Syria sẽ không tham dự vòng đàm phán mới với các quan chức Chính phủ Syria tại Astana, với lý do "những cam kết liên quan tới việc chấm dứt các hành động thù địch chưa được thực hiện".
Về phần mình, Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi các bên tiếp tục đàm phán và không đưa ra điều kiện tiên quyết với nhau.
Theo thông báo, tại Astana các bên sẽ xem xét vấn đề thành lập nhóm làm việc để trao đổi tù binh và gỡ mìn tại các khu vực nhân đạo, trong đó có công trình nằm trong danh sách bảo vệ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO). Phiên họp toàn thể gồm tất cả các bên tham gia đàm phán sẽ diễn ra vào ngày 15/3./.
Xem thêm tại đây: Hòa đàm Syria: Các nước bảo trợ khẳng định củng cố lệnh ngừng bắn
Quang cảnh vòng đàm phán hòa bình ở Syria diễn ra ở thủ đô Astana của Kazakhstan hồi tháng 1. (Nguồn: Sputnik)
Phát hiện xương sọ bí ẩn 400.000 năm tuổi
Một hóa thạch sọ người có niên đại khoảng 400.000 năm tuổi phát hiện tại Bồ Đào Nha đang khiến giới khoa học tranh cãi về tổ tiên của người hiện đại và quá trình tiến hóa của con người.
Theo tạp chí chuyên ngành của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, hóa thạch trên được tìm thấy trong một dự án khảo cổ năm 2014 tại khu vực hang động Aroeira. Đây là hóa thạch xương cổ nhất của con người từng được tìm thấy tại Bồ Đào Nha.
Nhà nhân chủng học Rolf Quam của Đại học Binghamton, đồng thời là một tác giả của nghiên cứu, cho biết hiện đang có nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc của xương sọ này.
Dựa theo một số đặc điểm xương, nhóm nghiên cứu của ông Quam cho rằng hộp sọ này không phải của người Neanderthals - một loài trong chi Người đã tuyệt chủng, nhưng có thể thuộc về tổ tiên của Neanderthals. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chưa thể xác định được hộp sọ là của nam hay nữ cũng như nguyên nhân gây tử vong.
Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm bề mặt của các mỏm đá và trầm tích xung quanh, nhóm nghiên cứu xác định hóa thạch này có niên đại khoảng 400.000 năm tuổi. Trong khi đó, cấu trúc xương cho thấy đây là hộp sọ của một người trưởng thành.
Xem thêm tại đây: Phát hiện xương sọ bí ẩn 400.000 năm tuổi tại Bồ Đào Nha
Theo tạp chí chuyên ngành của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, hóa thạch trên được tìm thấy trong một dự án khảo cổ năm 2014 tại khu vực hang động Aroeira. Đây là hóa thạch xương cổ nhất của con người từng được tìm thấy tại Bồ Đào Nha.
Nhà nhân chủng học Rolf Quam của Đại học Binghamton, đồng thời là một tác giả của nghiên cứu, cho biết hiện đang có nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc của xương sọ này.
Dựa theo một số đặc điểm xương, nhóm nghiên cứu của ông Quam cho rằng hộp sọ này không phải của người Neanderthals - một loài trong chi Người đã tuyệt chủng, nhưng có thể thuộc về tổ tiên của Neanderthals. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chưa thể xác định được hộp sọ là của nam hay nữ cũng như nguyên nhân gây tử vong.
Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm bề mặt của các mỏm đá và trầm tích xung quanh, nhóm nghiên cứu xác định hóa thạch này có niên đại khoảng 400.000 năm tuổi. Trong khi đó, cấu trúc xương cho thấy đây là hộp sọ của một người trưởng thành.
Xem thêm tại đây: Phát hiện xương sọ bí ẩn 400.000 năm tuổi tại Bồ Đào Nha
Hóa thạch hộp sọ 400.000 năm tuổi được tìm thấy tại khu vực hang động Aroeira. (Nguồn: phys.org)
(Vietnam+)