Cách chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 Phạm Văn Vọng
Ngày 17/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ban Bí thư xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Tờ trình số 86-TTr/UBKTTW, ngày 16/12/2017, về việc đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Phạm Văn Vọng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011-2016; Tờ trình số 87-TTr/UBKTTW, ngày 16/12/2017 về việc đề nghị thi hành kỷ luật đối với đồng chí Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW và Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 bằng hình thức cảnh cáo; thi hành kỷ luật đồng chí Phạm Văn Vọng bằng hình thức cách chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ ảnh hưởng và hậu quả vi phạm, căn cứ Quyết định 102 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm. Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Ngô Văn Tuấn bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Ban Bí thư xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Tờ trình số 86-TTr/UBKTTW, ngày 16/12/2017, về việc đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Phạm Văn Vọng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011-2016; Tờ trình số 87-TTr/UBKTTW, ngày 16/12/2017 về việc đề nghị thi hành kỷ luật đối với đồng chí Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW và Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 bằng hình thức cảnh cáo; thi hành kỷ luật đồng chí Phạm Văn Vọng bằng hình thức cách chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ ảnh hưởng và hậu quả vi phạm, căn cứ Quyết định 102 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm. Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Ngô Văn Tuấn bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Ông Phạm Văn Vọng. (Nguồn: TTXVN)
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI thành công tốt đẹp
Từ ngày 11 đến 13/12, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XI đã được tổ chức tại Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và tham gia Đoàn Chủ tịch Đại hội.
Tại Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định vai trò to lớn của tuổi trẻ Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong các thời kỳ cách mạng, đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI gồm 151 đồng chí; bầu ra Ban Bí thư Trung ương Đoàn khóa XI với 4 đồng chí. Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X, nhiệm kỳ 2012-2017 tái đắc cử chức vụ Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI, nhiệm kỳ 2017-2022.
Các đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Lương, Bùi Quang Huy tái đắc cử Bí thư Trung ương Đoàn khóa XI.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ XI với 11 chỉ tiêu trọng tâm; 10 đề án trọng điểm; nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức hiệu quả 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện,” “Tuổi trẻ sáng tạo,” “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội thông qua nội dung về 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp, rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần, góp phần phát triển thanh niên toàn diện, khẳng định vai trò của Đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và tham gia Đoàn Chủ tịch Đại hội.
Tại Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định vai trò to lớn của tuổi trẻ Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong các thời kỳ cách mạng, đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI gồm 151 đồng chí; bầu ra Ban Bí thư Trung ương Đoàn khóa XI với 4 đồng chí. Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X, nhiệm kỳ 2012-2017 tái đắc cử chức vụ Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI, nhiệm kỳ 2017-2022.
Các đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Lương, Bùi Quang Huy tái đắc cử Bí thư Trung ương Đoàn khóa XI.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ XI với 11 chỉ tiêu trọng tâm; 10 đề án trọng điểm; nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức hiệu quả 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện,” “Tuổi trẻ sáng tạo,” “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội thông qua nội dung về 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp, rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần, góp phần phát triển thanh niên toàn diện, khẳng định vai trò của Đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.
Toàn cảnh khai mạc phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017-2022. (Nguồn: TTXVN)
Nghỉ Tết Nguyên đán 2018: Chính phủ quyết định phương án nghỉ 7 ngày
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về nghỉ lễ, Tết năm 2018 của cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, nghỉ Tết Âm lịch từ thứ Tư, ngày 14/2/2018 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Đinh Dậu) đến hết thứ Ba, ngày 20-2-2018 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất).
Dịp lễ Quốc khánh, nghỉ ngày Quốc khánh (2/9) và nghỉ bù vào ngày thứ Hai (3/9).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên lưu ý bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân.
Theo đó, nghỉ Tết Âm lịch từ thứ Tư, ngày 14/2/2018 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Đinh Dậu) đến hết thứ Ba, ngày 20-2-2018 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất).
Dịp lễ Quốc khánh, nghỉ ngày Quốc khánh (2/9) và nghỉ bù vào ngày thứ Hai (3/9).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên lưu ý bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam+)
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2018
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, từ ngày 1/1/2018, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.760.000 đến 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2018 như sau: Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng; vùng II: 3.530.000 đồng/tháng; vùng III: 3.090.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-230.000 đồng/tháng.
Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
Theo đó, từ ngày 1/1/2018, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.760.000 đến 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2018 như sau: Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng; vùng II: 3.530.000 đồng/tháng; vùng III: 3.090.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-230.000 đồng/tháng.
Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
(Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN)
Đại hội Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VI kết thúc tốt đẹp
Từ ngày 13 đến 15/12/2017, tại Hà Nội diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2022 với chủ đề “Phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ,” trung thành- đoàn kết- gương mẫu- đổi mới; xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới dự.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam khóa VI gồm 98 đồng chí; Ban Thường vụ Trung ương Hội gồm 22 đồng chí. Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tái đắc cử Chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022. Các Phó Chủ tịch Hội gồm: Trung tướng Nguyễn Song Phi; Trung tướng Nguyễn Văn Đạo; Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương.
Đại hội đã thông qua: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ V quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017-2020; Báo cáo sửa đổi Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VI nhiệm kỳ 2017-2022.
Đại hội đã xác định 8 nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm tới. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp tục vận động cựu chiến binh đoàn kết, giữ vững và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ,” tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, động viên cựu chiến binh nêu cao tinh thần tự lực, tự cường giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống; phấn đấu giảm nghèo bền vững, làm giàu hợp pháp…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới dự.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam khóa VI gồm 98 đồng chí; Ban Thường vụ Trung ương Hội gồm 22 đồng chí. Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tái đắc cử Chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022. Các Phó Chủ tịch Hội gồm: Trung tướng Nguyễn Song Phi; Trung tướng Nguyễn Văn Đạo; Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương.
Đại hội đã thông qua: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ V quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017-2020; Báo cáo sửa đổi Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VI nhiệm kỳ 2017-2022.
Đại hội đã xác định 8 nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm tới. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp tục vận động cựu chiến binh đoàn kết, giữ vững và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ,” tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, động viên cựu chiến binh nêu cao tinh thần tự lực, tự cường giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống; phấn đấu giảm nghèo bền vững, làm giàu hợp pháp…
Quang cảnh đại hội. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Lần đầu tiên, một bệnh viện tuyến quận, huyện thực hiện thành công ca phẫu thuật tim hở
Bệnh viện quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công ca phẫu thuật tim hở trên người lớn. Đây là bệnh viện tuyến quận, huyện đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công kỹ thuật khó này.
Bệnh nhân là chị P.T.Đ, 23 tuổi, quê tỉnh Bình Định, được chẩn đoán thông liên nhĩ lỗ thứ phát, kích thước 23mm, hở van ba lá 2.5/4, tăng áp phổi nhẹ.
Sau khi hội chẩn cùng các bác sỹ Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh, các bác sỹ Bệnh viện quận Thủ Đức đã chỉ định phẫu thuật tim cho bệnh nhân ngay tại Bệnh viện.
Ngày 12/12, êkíp phẫu thuật với gần 20 bác sỹ từ 5 chuyên khoa khác nhau gồm: Gây mê hồi sức, phẫu thuật tim, chạy tim phổi nhân tạo, hồi sức sau mổ và bộ phận dụng cụ cùng với sự hỗ trợ của Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh đã phẫu thuật thành công tim hở cho bệnh nhân sau 3 giờ.
Hiện bệnh nhân đã tỉnh và tiếp tục được theo dõi tại khoa Hồi sức tim mạch của Bệnh viện quận Thủ Đức.
Bệnh nhân là chị P.T.Đ, 23 tuổi, quê tỉnh Bình Định, được chẩn đoán thông liên nhĩ lỗ thứ phát, kích thước 23mm, hở van ba lá 2.5/4, tăng áp phổi nhẹ.
Sau khi hội chẩn cùng các bác sỹ Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh, các bác sỹ Bệnh viện quận Thủ Đức đã chỉ định phẫu thuật tim cho bệnh nhân ngay tại Bệnh viện.
Ngày 12/12, êkíp phẫu thuật với gần 20 bác sỹ từ 5 chuyên khoa khác nhau gồm: Gây mê hồi sức, phẫu thuật tim, chạy tim phổi nhân tạo, hồi sức sau mổ và bộ phận dụng cụ cùng với sự hỗ trợ của Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh đã phẫu thuật thành công tim hở cho bệnh nhân sau 3 giờ.
Hiện bệnh nhân đã tỉnh và tiếp tục được theo dõi tại khoa Hồi sức tim mạch của Bệnh viện quận Thủ Đức.
(Ảnh minh họa: Phương Vy/TTXVN.)
Công bố 6 Luật vừa được Quốc hội thông qua
Sáng 14/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 6 Luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
6 luật gồm: Luật Lâm nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài; Luật Thủy sản; Luật Quản lý nợ công; Luật Quy hoạch.
Theo đó:
- Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019, gồm 12 chương với 108 điều, tăng 4 chương và 20 điều so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 15/1/2018. Luật đã sửa đổi, bổ sung khái niệm về người có liên quan, đồng thời bổ sung giải thích một số thuật ngữ về xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; sửa đổi, bổ sung một số nội dung để minh bạch hóa nguồn vốn góp, ngăn ngừa, hạn chế sở hữu chéo.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2018. Nội dung chỉ quy định sửa đổi, bổ sung với 11 điều trong tổng số 36 điều của Luật Cơ quan đại diện hiện hành.
- Luật Thủy sản có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 gồm 9 chương với 105 điều, giảm 1 chương và tăng 43 điều so với luật hiện hành. Luật khẳng định Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng bảo đảm thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.
- Luật Quản lý nợ công, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018, thay thế luật Quản lý nợ công năm 2009 nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Ðảng và Nhà nước về quản lý nợ công an toàn, bền vững, hiệu quả, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
- Luật Quy hoạch có các quy định cụ thể liên quan đến hệ thống quy hoạch và mối liên hệ giữa các loại quy hoạch. Luật Quy hoạch được đánh giá có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, vì đây là cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xây dựng các quy hoạch của thời kỳ 2021-2030, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.
6 luật gồm: Luật Lâm nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài; Luật Thủy sản; Luật Quản lý nợ công; Luật Quy hoạch.
Theo đó:
- Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019, gồm 12 chương với 108 điều, tăng 4 chương và 20 điều so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 15/1/2018. Luật đã sửa đổi, bổ sung khái niệm về người có liên quan, đồng thời bổ sung giải thích một số thuật ngữ về xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; sửa đổi, bổ sung một số nội dung để minh bạch hóa nguồn vốn góp, ngăn ngừa, hạn chế sở hữu chéo.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2018. Nội dung chỉ quy định sửa đổi, bổ sung với 11 điều trong tổng số 36 điều của Luật Cơ quan đại diện hiện hành.
- Luật Thủy sản có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 gồm 9 chương với 105 điều, giảm 1 chương và tăng 43 điều so với luật hiện hành. Luật khẳng định Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng bảo đảm thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.
- Luật Quản lý nợ công, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018, thay thế luật Quản lý nợ công năm 2009 nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Ðảng và Nhà nước về quản lý nợ công an toàn, bền vững, hiệu quả, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
- Luật Quy hoạch có các quy định cụ thể liên quan đến hệ thống quy hoạch và mối liên hệ giữa các loại quy hoạch. Luật Quy hoạch được đánh giá có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, vì đây là cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xây dựng các quy hoạch của thời kỳ 2021-2030, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.
(Ảnh minh họa: Văn Điệp/TTXVN)
Thông tin về việc thất lạc hồ sơ Trịnh Xuân Thanh
Chiều 12/12, Bộ Nội vụ đã tổ chức họp báo, cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí.
Tại cuộc họp báo, Bộ Nội vụ tiếp tục trả lời về các vấn đề liên quan đến vụ thất lạc hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, vào tháng 6/2016, sau đợt bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân thì phát hiện vụ xe biển xanh của Trịnh Xuân Thanh. Tổng Bí thư đã chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xem xét.
Ông Thăng khẳng định, theo phân công lĩnh vực, từ tháng 4/2016, ông Thăng không phụ trách Vụ Chính quyền địa phương.
“Khi có vụ việc như vậy, tôi báo cáo Bộ trưởng đề nghị Vụ Chính quyền địa phương báo cáo lại hồ sơ đó để xem bút tích của lãnh đạo Bộ phê như thế nào và đề xuất của Vụ Chính quyền địa phương về trường hợp này như thế nào. Lúc đó anh em báo là không tìm thấy. Tức là tại thời điểm phát hiện ra mất hồ sơ thì tôi không phụ trách," Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho hay.
Tại cuộc họp báo, Bộ Nội vụ tiếp tục trả lời về các vấn đề liên quan đến vụ thất lạc hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, vào tháng 6/2016, sau đợt bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân thì phát hiện vụ xe biển xanh của Trịnh Xuân Thanh. Tổng Bí thư đã chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xem xét.
Ông Thăng khẳng định, theo phân công lĩnh vực, từ tháng 4/2016, ông Thăng không phụ trách Vụ Chính quyền địa phương.
“Khi có vụ việc như vậy, tôi báo cáo Bộ trưởng đề nghị Vụ Chính quyền địa phương báo cáo lại hồ sơ đó để xem bút tích của lãnh đạo Bộ phê như thế nào và đề xuất của Vụ Chính quyền địa phương về trường hợp này như thế nào. Lúc đó anh em báo là không tìm thấy. Tức là tại thời điểm phát hiện ra mất hồ sơ thì tôi không phụ trách," Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho hay.
Ông Trịnh Xuân Thanh (tư liệu). (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Tượng Phật bằng Hoa bất tử ở chùa Linh Phước xác lập kỷ lục thế giới
Ngày 17/12, tại chùa Linh Phước, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, được sự ủy quyền của Liên minh Kỷ lục Thế giới (World Records Union), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Bằng chứng nhận Kỷ lục Thế giới cho công trình Tượng Phật Quán Thế Âm bằng hoa bất tử lớn nhất thế giới của chùa Linh Phước.
Tại buổi lễ đón nhận bằng kỷ lục, Thượng tọa Thích Tâm Vị - trụ trì chùa Linh Phước cho biết trong dịp Festival Hoa Đà Lạt 2010, chùa Linh Phước đã dựng một bức tượng Phật Quán Thế Âm bằng hoa bất tử trước tháp chuông 7 tầng. Tượng cao 17m, bao gồm đế, thân tượng và hào quang, có cốt tượng làm bằng thép chịu lực, được thiết kế đứng trên tòa sen, tay phải cầm bình cam lộ, tay trái cầm cành dương liễu.
Để dựng được bức tượng Phật hoa này, các nghệ nhân và phật tử đã sử dụng tới khoảng 650.000 bông hoa bất tử, tương đương 1.630kg hoa, thi công trong suốt 36 ngày (từ 25/11/2009-31/12/2009).
Năm 2010 bức tượng trên đã xác lập kỷ lục Việt Nam và tới năm 2012, tiếp tục xác lập kỷ lục châu Á. Trong suốt thời gian đó đến nay, tượng Phật Quán Thế Âm bằng hoa bất tử luôn được giữ gìn, tôn tạo, đều đặn 2 năm/lần thay mới hoa hoàn toàn trên tượng Phật, được trưng bày tại chùa để phật tử và du khách thăm viếng, chiêm bái.
Tại buổi lễ đón nhận bằng kỷ lục, Thượng tọa Thích Tâm Vị - trụ trì chùa Linh Phước cho biết trong dịp Festival Hoa Đà Lạt 2010, chùa Linh Phước đã dựng một bức tượng Phật Quán Thế Âm bằng hoa bất tử trước tháp chuông 7 tầng. Tượng cao 17m, bao gồm đế, thân tượng và hào quang, có cốt tượng làm bằng thép chịu lực, được thiết kế đứng trên tòa sen, tay phải cầm bình cam lộ, tay trái cầm cành dương liễu.
Để dựng được bức tượng Phật hoa này, các nghệ nhân và phật tử đã sử dụng tới khoảng 650.000 bông hoa bất tử, tương đương 1.630kg hoa, thi công trong suốt 36 ngày (từ 25/11/2009-31/12/2009).
Năm 2010 bức tượng trên đã xác lập kỷ lục Việt Nam và tới năm 2012, tiếp tục xác lập kỷ lục châu Á. Trong suốt thời gian đó đến nay, tượng Phật Quán Thế Âm bằng hoa bất tử luôn được giữ gìn, tôn tạo, đều đặn 2 năm/lần thay mới hoa hoàn toàn trên tượng Phật, được trưng bày tại chùa để phật tử và du khách thăm viếng, chiêm bái.
Khu vực chánh điện của chùa Linh Phước. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)
(Vietnam+)