Tai nạn máy bay tại Bà Rịa-Vũng Tàu khiến 3 phi công hy sinh và vụ VINASTAS công bố thông tin nước mắm chứa asen (thạch tín) gây tranh cãi là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV
Ngày 20/10, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội.
Theo dự kiến, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 4 dự án luật và 1 nghị quyết; cho ý kiến về 12 dự án luật khác, 1 nghị quyết.
Bên cạnh công tác lập pháp, kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017; kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; kế hoạch tài chính 5 năm; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016; tình hình khắc phục hậu quả do sự cố môi trường và bài học kinh nghiệm.
Quốc hội cũng sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Xem thêm: Chính thức khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV
Theo dự kiến, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 4 dự án luật và 1 nghị quyết; cho ý kiến về 12 dự án luật khác, 1 nghị quyết.
Bên cạnh công tác lập pháp, kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017; kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; kế hoạch tài chính 5 năm; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016; tình hình khắc phục hậu quả do sự cố môi trường và bài học kinh nghiệm.
Quốc hội cũng sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Toàn cảnh phiên khai mạc. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Xem thêm: Chính thức khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV
Tai nạn máy bay tại Bà Rịa-Vũng Tàu, 3 phi công hy sinh
Vào lúc 08 giờ 03 phút ngày 18/10, máy bay EC-130T2, số hiệu VN-8632 của Trung tâm Huấn luyện (thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, Binh đoàn 18) trong khi thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện, đã gặp sự cố bất ngờ và xảy ra tai nạn. Trên máy bay có 03 phi công đều đã hy sinh.
Ngay sau khi máy bay gặp nạn, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, các biện pháp tìm kiếm, cứu nạn đã được triển khai quyết liệt, dồn toàn lực, với trách nhiệm và quyết tâm cao nhất.
Sau hơn 01 ngày, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã tìm thấy máy bay và thi thể 3 phi công tại khu vực núi Bao Quan, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ba phi công đã hy sinh gồm Đại úy Dương Lê Minh, giáo viên bay; Trung úy Đặng Đình Duy, học viên bay; Trung úy Nguyễn Văn Tùng, học viên bay.
Cùng ngày, căn cứ ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 18 đã ký Quyết định truy thăng quân hàm từ Đại úy lên thiếu tá cho phi công Dương Lê Minh, từ Trung úy lên Thượng úy cho 2 phi công Đặng Đình Duy và Nguyễn Văn Tùng.
Ngày 20/10, Chủ tịch nước đã ký Quyết định Số 2253/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì cho Thiếu tá Dương Lê Minh; truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Thượng úy Đặng Đình Duy và Thượng úy Nguyễn Văn Tùng.
Bộ Quốc phòng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận 03 phi công tổ bay EC-130T2, thuộc Trung tâm Huấn luyện, Binh đoàn 18 là liệt sỹ.
Ngày 21/10, lễ truy điệu 3 phi công được tổ chức tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 4, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Lễ tang các phi công máy bay EC-130T2 gặp nạn khi huấn luyện
Ngay sau khi máy bay gặp nạn, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, các biện pháp tìm kiếm, cứu nạn đã được triển khai quyết liệt, dồn toàn lực, với trách nhiệm và quyết tâm cao nhất.
Sau hơn 01 ngày, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã tìm thấy máy bay và thi thể 3 phi công tại khu vực núi Bao Quan, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ba phi công đã hy sinh gồm Đại úy Dương Lê Minh, giáo viên bay; Trung úy Đặng Đình Duy, học viên bay; Trung úy Nguyễn Văn Tùng, học viên bay.
Cùng ngày, căn cứ ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 18 đã ký Quyết định truy thăng quân hàm từ Đại úy lên thiếu tá cho phi công Dương Lê Minh, từ Trung úy lên Thượng úy cho 2 phi công Đặng Đình Duy và Nguyễn Văn Tùng.
Ngày 20/10, Chủ tịch nước đã ký Quyết định Số 2253/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì cho Thiếu tá Dương Lê Minh; truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Thượng úy Đặng Đình Duy và Thượng úy Nguyễn Văn Tùng.
Bộ Quốc phòng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận 03 phi công tổ bay EC-130T2, thuộc Trung tâm Huấn luyện, Binh đoàn 18 là liệt sỹ.
Ngày 21/10, lễ truy điệu 3 phi công được tổ chức tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 4, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Quang cảnh lễ tang 3 phi công hy sinh ở Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Xem thêm: Lễ tang các phi công máy bay EC-130T2 gặp nạn khi huấn luyện
"Nóng" vụ VINASTAS công bố thông tin nước mắm chứa asen
Ngày 17/10, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) đã công bố trong 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu thì có tới 67,3% không đạt quy định về hàm lượng asen (thạch tín) tổng cho phép trong sản phẩm.
Ngay sau đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống rất bức xúc và phản pháo với tuyên bố của VINASTAS khi đưa ra thông tin chung chung về asen - chất cực độc đã làm cho người tiêu dùng cực kỳ hoang mang, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của ngành hàng này nếu các cơ quan quản lý không sớm vào cuộc. Các hiệp hội nước mắm truyền thống cho rằng thông tin đưa ra của VINASTAS đã gây nhầm lẫn giữa asen hữu cơ, luôn có mặt trong cá biển, không độc và asen vô cơ rất độc.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang chối bỏ nước mắm truyền thống. Một vài siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã thông báo tạm dừng mua hàng của các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.
Liên quan đến vấn đề này, bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng thông tin này có thể sẽ gây hoang mang cho người tiêu dùng và gây thiệt hại cho hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm.
Theo các đại biểu cần phải làm rõ những quy định này để người tiêu dùng có thể yên tâm và có sự lựa chọn an toàn khi sử dụng các sản phẩm nước mắm trên thị trường.
Ngày 20/10, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam và một số hiệp hội, hội đã có bản kiến nghị gửi Thủ tướng về việc xử lý, ngăn ngừa những hành động gây thiệt hại đến ngành sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam.
Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo kết quả xử lý thông tin về chất lượng nước mắm trước ngày 10/11 tới.
Ngày 22/10, Bộ Y tế cho biết kết quả kiểm tra liên ngành cho thấy 100% các mẫu nước mắm được kiểm nghiệm không phát hiện Asen vô cơ vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT của Bộ Y tế.
Xem thêm: "Kết luận vội vàng sẽ giết cả một ngành công nghiệp truyền thống"
Ngay sau đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống rất bức xúc và phản pháo với tuyên bố của VINASTAS khi đưa ra thông tin chung chung về asen - chất cực độc đã làm cho người tiêu dùng cực kỳ hoang mang, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của ngành hàng này nếu các cơ quan quản lý không sớm vào cuộc. Các hiệp hội nước mắm truyền thống cho rằng thông tin đưa ra của VINASTAS đã gây nhầm lẫn giữa asen hữu cơ, luôn có mặt trong cá biển, không độc và asen vô cơ rất độc.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang chối bỏ nước mắm truyền thống. Một vài siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã thông báo tạm dừng mua hàng của các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.
Liên quan đến vấn đề này, bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng thông tin này có thể sẽ gây hoang mang cho người tiêu dùng và gây thiệt hại cho hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm.
Theo các đại biểu cần phải làm rõ những quy định này để người tiêu dùng có thể yên tâm và có sự lựa chọn an toàn khi sử dụng các sản phẩm nước mắm trên thị trường.
Ngày 20/10, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam và một số hiệp hội, hội đã có bản kiến nghị gửi Thủ tướng về việc xử lý, ngăn ngừa những hành động gây thiệt hại đến ngành sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam.
Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo kết quả xử lý thông tin về chất lượng nước mắm trước ngày 10/11 tới.
Ngày 22/10, Bộ Y tế cho biết kết quả kiểm tra liên ngành cho thấy 100% các mẫu nước mắm được kiểm nghiệm không phát hiện Asen vô cơ vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT của Bộ Y tế.
Sản xuất nước mắm truyền thống ở Phú Quốc. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: "Kết luận vội vàng sẽ giết cả một ngành công nghiệp truyền thống"
Hơn 5.000 dòng thuế về 0% khi FTA Việt Nam-EAEU có hiệu lực
Theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), sẽ có gần 5.000 dòng thuế cắt giảm về 0% theo Nghị định số 137/2016/NĐ-CP của Chính phủ và và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam giai đoạn 2016-2018.
Lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu được thực hiện theo 3 giai đoạn: từ nay đến cuối năm (hết ngày 31/12); từ 1/1/2017 đến hết 31/12/2017; từ 1/1/2018 đến hết 31/12/2018.
Cụ thể, từ nay tới hết năm 2017, thuế suất nhập khẩu của 4.959 dòng thuế sẽ được cắt giảm về 0% ngay khi FTA Việt Nam-EAEU có hiệu lực, chiếm 52,4% tổng biểu.
Các nhóm hàng được giảm gồm nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất như nguyên phụ liệu dệt may-da giày, chất dẻo nguyên liệu...; cùng với một số nhóm hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: giày dép, quần áo, thủy sản, linh kiện và sản phẩm điện tử, chè, càphê, rau quả..., sản phẩm cao su, sữa, một số loại sắt thép và sản phẩm sắt thép, hóa chất, máy móc thiết bị...
Sang năm 2018, có thêm 144 dòng thuế được cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu về 0%, tăng tổng số dòng thuế có mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% lên 5.103 dòng, chiếm khoảng 54% tổng biểu thuế./.
Xem thêm: Hơn 5.000 dòng thuế về 0% khi FTA Việt Nam-EAEU có hiệu lực
Lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu được thực hiện theo 3 giai đoạn: từ nay đến cuối năm (hết ngày 31/12); từ 1/1/2017 đến hết 31/12/2017; từ 1/1/2018 đến hết 31/12/2018.
Cụ thể, từ nay tới hết năm 2017, thuế suất nhập khẩu của 4.959 dòng thuế sẽ được cắt giảm về 0% ngay khi FTA Việt Nam-EAEU có hiệu lực, chiếm 52,4% tổng biểu.
Các nhóm hàng được giảm gồm nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất như nguyên phụ liệu dệt may-da giày, chất dẻo nguyên liệu...; cùng với một số nhóm hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: giày dép, quần áo, thủy sản, linh kiện và sản phẩm điện tử, chè, càphê, rau quả..., sản phẩm cao su, sữa, một số loại sắt thép và sản phẩm sắt thép, hóa chất, máy móc thiết bị...
Sang năm 2018, có thêm 144 dòng thuế được cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu về 0%, tăng tổng số dòng thuế có mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% lên 5.103 dòng, chiếm khoảng 54% tổng biểu thuế./.
Thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ dệt may sẽ được cắt giảm về 0%. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)
Xem thêm: Hơn 5.000 dòng thuế về 0% khi FTA Việt Nam-EAEU có hiệu lực
Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tăng mạnh, đạt trên 4,9 tỷ USD
Trong khuôn khổ Kế hoạch hoạt động năm 2016 của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi, chiều 18/10, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi tổ chức Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chủ trì hội nghị. Tham dự còn có đại diện nhóm 6 ngân hàng phát triển, các bộ, ngành và một số ban quản lý trọng điểm.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2016, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt trên 4,9 tỷ USD, cao gấp 1,8 lần so cùng kỳ năm 2015. Tổng giá trị giải ngân đạt 2,68 tỷ USD, bằng 81,4% mức giải ngân cùng kỳ năm 2015. Các dự án ký kết tập trung nhiều ở lĩnh vực giao thông vận tải (trên 45%); cấp thoát nước, vệ sinh môi trường; phát triển đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu (trên 24%).
Thay mặt nhóm 6 ngân hàng phát triển, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bày tỏ vui mừng trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về kinh tế-xã hội trong đó có sự đóng góp của nhóm 6 ngân hàng phát triển.
Theo ông Ousmane Dione, trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong hợp tác với nhóm 6 ngân hàng đặc biệt là trong giải quyết vấn đề chậm giải ngân, về tiến độ triển khai dự án. Mặc dù có nhiều cải thiện nhưng Việt Nam đang gặp phải những thách thức mới nổi lên do những vấn đề về tài khóa, thiếu hụt nguồn vốn.
Trong khi đó, nguồn lực từ ODA vẫn rẻ nhất và phù hợp nhất đối với Việt Nam nên cần có hướng tận dụng sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, công tác giám sát triển khai phức tạp nên vấn đề giải ngân gặp khó khăn, từ đó khiến Việt Nam mất nhiều cơ hội phát triển.
Ông Ousmane Dione cam kết nhóm 6 ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thời gian tới; đồng thời bày tỏ tin tưởng hai bên có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, có phương pháp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo hướng sáng tạo hơn để giải quyết triệt để tình trạng chậm khởi công dự án, phá vỡ rào cản trong giải ngân vốn.
Xem thêm: Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tăng mạnh, đạt trên 4,9 tỷ USD
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chủ trì hội nghị. Tham dự còn có đại diện nhóm 6 ngân hàng phát triển, các bộ, ngành và một số ban quản lý trọng điểm.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2016, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt trên 4,9 tỷ USD, cao gấp 1,8 lần so cùng kỳ năm 2015. Tổng giá trị giải ngân đạt 2,68 tỷ USD, bằng 81,4% mức giải ngân cùng kỳ năm 2015. Các dự án ký kết tập trung nhiều ở lĩnh vực giao thông vận tải (trên 45%); cấp thoát nước, vệ sinh môi trường; phát triển đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu (trên 24%).
Thay mặt nhóm 6 ngân hàng phát triển, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bày tỏ vui mừng trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về kinh tế-xã hội trong đó có sự đóng góp của nhóm 6 ngân hàng phát triển.
Theo ông Ousmane Dione, trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong hợp tác với nhóm 6 ngân hàng đặc biệt là trong giải quyết vấn đề chậm giải ngân, về tiến độ triển khai dự án. Mặc dù có nhiều cải thiện nhưng Việt Nam đang gặp phải những thách thức mới nổi lên do những vấn đề về tài khóa, thiếu hụt nguồn vốn.
Trong khi đó, nguồn lực từ ODA vẫn rẻ nhất và phù hợp nhất đối với Việt Nam nên cần có hướng tận dụng sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, công tác giám sát triển khai phức tạp nên vấn đề giải ngân gặp khó khăn, từ đó khiến Việt Nam mất nhiều cơ hội phát triển.
Ông Ousmane Dione cam kết nhóm 6 ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thời gian tới; đồng thời bày tỏ tin tưởng hai bên có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, có phương pháp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo hướng sáng tạo hơn để giải quyết triệt để tình trạng chậm khởi công dự án, phá vỡ rào cản trong giải ngân vốn.
Quy hoạch hai bờ sông Hương làm nơi neo đầu tàu thuyền du lịch bằng nguồn vốn do Hàn Quốc tài trợ. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)
Xem thêm: Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tăng mạnh, đạt trên 4,9 tỷ USD
Trần nợ công dứt khoát phải khống chế không quá 65% GDP
Trao đổi với báo chí như vậy bên hành lang Quốc hội ngày 22/10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh để bảo đảm bền vững an toàn nợ công thì dứt khoát chúng ta phải khống chế trần nợ công không vượt quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 55% cho đến tận năm 2020.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, vấn đề nới hay không nới trần nợ công đã được bàn thảo khá nhiều trong cả các nhà quản lý cũng như giới chuyên gia theo nguyên lý chung nhà đang nghèo, đất nước đang khó khăn chưa có của ăn của để phải đi vay để phát triển.
"Nhiều người cũng nói rằng tại sao các nước phát triển nợ công hơn 100%, thậm chí 200% mà mình lại cứ chốt 65%. Cái này Chính phủ tính toán kỹ, đúng trần nợ công quan trọng nhưng không phải là tất cả. Khả năng trả nợ mới là quan trọng" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng nghĩa vụ của ngân sách Nhà nước trên thu ngân sách là trên 25% là rất khó khăn. Thực tế, năm 2015 nước ta đã là 27,4%, kể cả phần trực tiếp chi để trả nợ, phần vay để đảo nợ vì năm 2016- 2017 là đỉnh của nợ.
Theo Phó Thủ tướng, tái cơ cấu đầu tư công thì phải nằm trong tái cơ cấu lại thu chi ngân sách và bảo đảm bền vững, an toàn nợ công. Ngân sách Nhà nước chỉ đầu tư vào những cái thiết yếu, quan trọng, có tính chất làm “mồi” và phấn đấu làm sao tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của toàn xã hội giảm xuống. Thứ hai là hiệu quả đầu tư phải tăng lên. Đó là hai mục tiêu đặt ra trong tái cơ cấu đầu tư công thời gian tới.
Xem thêm: Trần nợ công dứt khoát phải khống chế không quá 65% GDP
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, vấn đề nới hay không nới trần nợ công đã được bàn thảo khá nhiều trong cả các nhà quản lý cũng như giới chuyên gia theo nguyên lý chung nhà đang nghèo, đất nước đang khó khăn chưa có của ăn của để phải đi vay để phát triển.
"Nhiều người cũng nói rằng tại sao các nước phát triển nợ công hơn 100%, thậm chí 200% mà mình lại cứ chốt 65%. Cái này Chính phủ tính toán kỹ, đúng trần nợ công quan trọng nhưng không phải là tất cả. Khả năng trả nợ mới là quan trọng" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng nghĩa vụ của ngân sách Nhà nước trên thu ngân sách là trên 25% là rất khó khăn. Thực tế, năm 2015 nước ta đã là 27,4%, kể cả phần trực tiếp chi để trả nợ, phần vay để đảo nợ vì năm 2016- 2017 là đỉnh của nợ.
Theo Phó Thủ tướng, tái cơ cấu đầu tư công thì phải nằm trong tái cơ cấu lại thu chi ngân sách và bảo đảm bền vững, an toàn nợ công. Ngân sách Nhà nước chỉ đầu tư vào những cái thiết yếu, quan trọng, có tính chất làm “mồi” và phấn đấu làm sao tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của toàn xã hội giảm xuống. Thứ hai là hiệu quả đầu tư phải tăng lên. Đó là hai mục tiêu đặt ra trong tái cơ cấu đầu tư công thời gian tới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Trần nợ công dứt khoát phải khống chế không quá 65% GDP
Thủ tướng phê duyệt biên chế công chức năm 2017 là 269.084 người
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2017.
Theo đó, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2017 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là 269.084 biên chế.
Trong số đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập 109.146 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 157.853 biên chế; các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.085 biên chế.
Quyết định cũng phê duyệt, tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế. Biên chế công chức dự phòng là 1.000 biên chế.
Như vậy, so với năm 2016, năm 2017 giảm 3.832 biên chế của các bộ, ngành và địa phương.
Xem thêm: Thủ tướng phê duyệt biên chế công chức năm 2017 là 269.084 người
Theo đó, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2017 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là 269.084 biên chế.
Trong số đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập 109.146 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 157.853 biên chế; các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.085 biên chế.
Quyết định cũng phê duyệt, tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế. Biên chế công chức dự phòng là 1.000 biên chế.
Như vậy, so với năm 2016, năm 2017 giảm 3.832 biên chế của các bộ, ngành và địa phương.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng phê duyệt biên chế công chức năm 2017 là 269.084 người
Đề xuất tăng lương cơ sở thêm 7%, lên mức 1,3 triệu đồng mỗi tháng
Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ bố trí nguồn để tăng lương cơ sở thêm 7% trong năm 2017.
Chính phủ dự toán bội chi ngân sách Nhà nước năm 2017 là khoảng 3,5% GDP. Đây là mức dự toán theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, bội chi năm 2017 bao gồm cả bội chi ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ nhưng không bao gồm chi trả nợ gốc.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban đánh giá, đây là mức bội chi tích cực, cần kiên định thực hiện mức bội chi này để bảo đảm các tỷ lệ nợ công trong giới hạn an toàn. Trong trường hợp thu không đạt dự toán thì phải giảm chi, không tăng bội chi ngân sách Nhà nước. Trường hợp tăng thu ngân sách Nhà nước thì ưu tiên giảm bội chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đây được coi là nguyên tắc quan trọng trong điều hành ngân sách Nhà nước giai đoạn ổn định ngân sách mới 2017-2020.
Trong điều kiện giá cả tăng cao, đời sống cán bộ, công chức gặp không ít khó khăn, một số thành viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề xuất tăng lương cơ sở thêm 7% trong năm 2017, đạt mức 1,3 triệu đồng/tháng. Các thành viên này đề nghị Chính phủ cân nhắc bố trí nguồn để thực hiện đề án cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh tiền lương phải đi đôi với tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính Nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời phải cân nhắc, tính toán kỹ, xác định rõ nguồn thực hiện điều chỉnh lương và tính khả thi khi yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tự sắp xếp, tiết kiệm trong dự toán được giao để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương.
Xem thêm: Đề xuất tăng lương cơ sở thêm 7%, lên mức 1,3 triệu đồng mỗi tháng
Chính phủ dự toán bội chi ngân sách Nhà nước năm 2017 là khoảng 3,5% GDP. Đây là mức dự toán theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, bội chi năm 2017 bao gồm cả bội chi ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ nhưng không bao gồm chi trả nợ gốc.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban đánh giá, đây là mức bội chi tích cực, cần kiên định thực hiện mức bội chi này để bảo đảm các tỷ lệ nợ công trong giới hạn an toàn. Trong trường hợp thu không đạt dự toán thì phải giảm chi, không tăng bội chi ngân sách Nhà nước. Trường hợp tăng thu ngân sách Nhà nước thì ưu tiên giảm bội chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đây được coi là nguyên tắc quan trọng trong điều hành ngân sách Nhà nước giai đoạn ổn định ngân sách mới 2017-2020.
Trong điều kiện giá cả tăng cao, đời sống cán bộ, công chức gặp không ít khó khăn, một số thành viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề xuất tăng lương cơ sở thêm 7% trong năm 2017, đạt mức 1,3 triệu đồng/tháng. Các thành viên này đề nghị Chính phủ cân nhắc bố trí nguồn để thực hiện đề án cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh tiền lương phải đi đôi với tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính Nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời phải cân nhắc, tính toán kỹ, xác định rõ nguồn thực hiện điều chỉnh lương và tính khả thi khi yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tự sắp xếp, tiết kiệm trong dự toán được giao để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Đề xuất tăng lương cơ sở thêm 7%, lên mức 1,3 triệu đồng mỗi tháng
Thành phố Hồ Chí Minh công bố dịch bệnh do virus Zika quy mô xã, phường
Ngày 18/10, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố dịch bệnh do virus Zika quy mô xã, phường trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, sau khi xem xét các yếu tố liên quan và đề nghị của Sở Y tế, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định công bố dịch bệnh do virus Zika quy mô cấp xã, phường tại 2 địa phương gồm phường Hiệp Thành, quận 12 và phường An Phú, quận 2.
Trước đó, ngày 15/10, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm 2 ca mới nhiễm virus Zika tại 2 phường này, nâng tổng số ca nhiễm virus Zika trên địa bàn thành phố lên 4 ca.
Cùng với công bố dịch, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm./.
Xem thêm: Thành phố Hồ Chí Minh công bố dịch bệnh do virus Zika quy mô xã, phường
Cụ thể, sau khi xem xét các yếu tố liên quan và đề nghị của Sở Y tế, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định công bố dịch bệnh do virus Zika quy mô cấp xã, phường tại 2 địa phương gồm phường Hiệp Thành, quận 12 và phường An Phú, quận 2.
Trước đó, ngày 15/10, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm 2 ca mới nhiễm virus Zika tại 2 phường này, nâng tổng số ca nhiễm virus Zika trên địa bàn thành phố lên 4 ca.
Cùng với công bố dịch, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm./.
Nhân viên y tế và cán bộ tổ dân phố tuyên truyền cho người dân vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Thành phố Hồ Chí Minh công bố dịch bệnh do virus Zika quy mô xã, phường
Đình chỉ chức vụ Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập báo Infonet
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra Quyết định tạm thời đình chỉ chức vụ đối với ông Võ Đăng Thiên, Tổng Biên tập báo điện tử Infonet và ông Phạm Thanh, Phó Tổng Biên tập tờ báo này.
Theo đó, Quyết định số 1824/QĐ-BTTTT và 1825/QĐ-BTTTT cho biết, cả hai cá nhân trên bị đình chỉ chức vụ 15 ngày để làm rõ trách nhiệm cá nhân với những sai phạm của Infonet trong thời gian qua.
Ông Nguyễn Văn Bá, Phó Tổng Biên tập tờ báo cũng được giao nhiệm vụ phụ trách tờ báo này.
Trước đó, ngày 3/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định Thu hồi thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập báo Petrotimes và đình bản 3 tháng tờ báo này vì để ra những sai phạm trong hoạt động báo chí, bị cơ quan chủ quản đề nghị tạm dừng hoạt động.
Xem thêm: Đình chỉ chức vụ Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập báo Infonet
Theo đó, Quyết định số 1824/QĐ-BTTTT và 1825/QĐ-BTTTT cho biết, cả hai cá nhân trên bị đình chỉ chức vụ 15 ngày để làm rõ trách nhiệm cá nhân với những sai phạm của Infonet trong thời gian qua.
Ông Nguyễn Văn Bá, Phó Tổng Biên tập tờ báo cũng được giao nhiệm vụ phụ trách tờ báo này.
Trước đó, ngày 3/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định Thu hồi thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập báo Petrotimes và đình bản 3 tháng tờ báo này vì để ra những sai phạm trong hoạt động báo chí, bị cơ quan chủ quản đề nghị tạm dừng hoạt động.
Ảnh chụp màn hình báo Infonet. (Ảnh: Vietnam+)
Xem thêm: Đình chỉ chức vụ Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập báo Infonet
(TTXVN/Vietnam+)