Từ lâu, nước ép trái cây luôn được xem là “bảo bối” của làn da và được hầu hết phái đẹp ưa thích, thêm vào thực đơn mỗi ngày. Thế nhưng, liệu nước ép trái cây có thật sự giúp “xua đuổi” dấu vết thời gian trên làn da của phụ nữ như nhiều người vẫn tưởng?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép trái cây thực chất chỉ chứa một số chất tan trong nước như đường đơn giản và vitamin C. Còn các chất dinh dưỡng quý khác như vitamin A, E, carotene, chất xơ… vốn không tan trong nước nên không tồn tại trong nước ép. Vậy nên, nước ép trái cây không có tác dụng làm đẹp da.
Lạm dụng gây phản tác dụng
Ai cũng biết, vitamin C có trong hầu hết các loại trái cây sẽ giúp da mịn, sáng. “Tuy nhiên, khi trái cây được chế biến thành nước ép hay sinh tố thì lượng vitamin tự nhiên vốn có sẽ giảm đi rất nhiều. Vậy nên ăn trái cây chưa qua chế biến vẫn tốt hơn,” thạc sỹ, bác sỹ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Trong khi đó, có nhiều loại trái cây chứa rất ít vitamin, điển hình như táo chỉ chứa nhiều đường, kali, còn vitamin rất hạn chế. Nên khi dùng để ép, các loại vitamin gần như bị loại bỏ. Còn một số trái cây lại chứa nhiều dinh dưỡng ở phần vỏ nhưng lại bị gọt bỏ khi ép nên làm mất đi phần lớn dinh dưỡng.
Ngày nay, nhiều người vẫn còn quan niệm, uống nước trái cây tốt cho da nên dùng nước ép thay cho bữa ăn tối. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, hàm lượng protein, chất béo, sắt, canxi… trong trái cây ít hơn nhiều so với thực phẩm khác và hầu như không có trong nước trái cây.
Nếu dùng nước ép trái cây trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu hụt protein, chất béo, hao hụt dự trữ vitamin giúp chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Vì vậy, nếu lạm dụng dễ gây phản tác dụng.
Hiểu đúng để uống đúng
Dù rằng nước ép trái cây có tốt cho sức khỏe nhưng cần phải uống đúng cách. Đặc biệt là những loại nước ép có vị ngọt. Thời gian lý tưởng cho việc uống nước ép là sau bữa ăn chính. Người dùng tuyệt đối không uống nước ép vào sáng sớm hoặc khi đói bụng. Bởi vì nhiều loại quả có chứa axit phản ứng dữ dội với dịch dạ dày gây trướng bụng, khó chịu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên uống cùng lúc một lượng nước ép trái cây quá nhiều vì cơ thể khó có thể hấp thu hết tất cả các vitamin và khoáng chất. Vì vậy, bạn nên uống nước ép nhiều lần trong ngày và không vượt quá 3 ly/ ngày tùy vào loại trái cây.
Bác sỹ Yến Phi nói rằng: “Nếu có điều kiện hãy dùng trái cây tươi. Uống nước ép trái cây mỗi ngày có thể làm tăng cân do lượng đường có trong trái cây quá nhiều. Đồng thời tăng sự hao hụt kho dự trữ các chất dinh dưỡng vi lượng của cơ thể. Phụ nữ và trẻ em không nên dùng nước trái cây như một thực phẩm có định trong khẩu phần hàng ngày, mà chỉ nên dùng như một loại nước giải khát ngay sau bữa chính. So với một ly nước ép trái cây, một ly sữa sẽ tốt hơn nhiều về dinh dưỡng."
Tuy nhiên, đối với những loại bệnh sau thì không nên uống nước ép:
Bệnh nhân tiểu đường hoặc có tiền sử tiểu đường nên hạn chế tối đa uống nước ép nho và các loại trái cây có vị ngọt vì chúng chứa nhiều đường fructose, có thể gây tăng đường huyết.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy tuyệt đối không uống các loại nước ép trái cây có vị chua như: chanh, cam, táo, nho, dâu... vì loại trái cây này có nhiều chất hữu cơ làm tăng axit dạ dày gây ợ nóng.
Bệnh nhân tiêu chảy không nên uống nước ép trái cây đậm đặc vì có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn do làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột.
Bệnh nhân bị sốt không nên uống nước ép trái cây ngọt vì dễ làm tăng đường huyết, khi đó các tế bào bạch cầu sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Không nên sử dụng muỗng kim loại để khuấy nước ép trái cây vì kim loại có khả năng phá hủy vitamin C có trong hoa quả tươi./.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép trái cây thực chất chỉ chứa một số chất tan trong nước như đường đơn giản và vitamin C. Còn các chất dinh dưỡng quý khác như vitamin A, E, carotene, chất xơ… vốn không tan trong nước nên không tồn tại trong nước ép. Vậy nên, nước ép trái cây không có tác dụng làm đẹp da.
Lạm dụng gây phản tác dụng
Ai cũng biết, vitamin C có trong hầu hết các loại trái cây sẽ giúp da mịn, sáng. “Tuy nhiên, khi trái cây được chế biến thành nước ép hay sinh tố thì lượng vitamin tự nhiên vốn có sẽ giảm đi rất nhiều. Vậy nên ăn trái cây chưa qua chế biến vẫn tốt hơn,” thạc sỹ, bác sỹ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Trong khi đó, có nhiều loại trái cây chứa rất ít vitamin, điển hình như táo chỉ chứa nhiều đường, kali, còn vitamin rất hạn chế. Nên khi dùng để ép, các loại vitamin gần như bị loại bỏ. Còn một số trái cây lại chứa nhiều dinh dưỡng ở phần vỏ nhưng lại bị gọt bỏ khi ép nên làm mất đi phần lớn dinh dưỡng.
Ngày nay, nhiều người vẫn còn quan niệm, uống nước trái cây tốt cho da nên dùng nước ép thay cho bữa ăn tối. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, hàm lượng protein, chất béo, sắt, canxi… trong trái cây ít hơn nhiều so với thực phẩm khác và hầu như không có trong nước trái cây.
Nếu dùng nước ép trái cây trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu hụt protein, chất béo, hao hụt dự trữ vitamin giúp chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Vì vậy, nếu lạm dụng dễ gây phản tác dụng.
Hiểu đúng để uống đúng
Dù rằng nước ép trái cây có tốt cho sức khỏe nhưng cần phải uống đúng cách. Đặc biệt là những loại nước ép có vị ngọt. Thời gian lý tưởng cho việc uống nước ép là sau bữa ăn chính. Người dùng tuyệt đối không uống nước ép vào sáng sớm hoặc khi đói bụng. Bởi vì nhiều loại quả có chứa axit phản ứng dữ dội với dịch dạ dày gây trướng bụng, khó chịu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên uống cùng lúc một lượng nước ép trái cây quá nhiều vì cơ thể khó có thể hấp thu hết tất cả các vitamin và khoáng chất. Vì vậy, bạn nên uống nước ép nhiều lần trong ngày và không vượt quá 3 ly/ ngày tùy vào loại trái cây.
Bác sỹ Yến Phi nói rằng: “Nếu có điều kiện hãy dùng trái cây tươi. Uống nước ép trái cây mỗi ngày có thể làm tăng cân do lượng đường có trong trái cây quá nhiều. Đồng thời tăng sự hao hụt kho dự trữ các chất dinh dưỡng vi lượng của cơ thể. Phụ nữ và trẻ em không nên dùng nước trái cây như một thực phẩm có định trong khẩu phần hàng ngày, mà chỉ nên dùng như một loại nước giải khát ngay sau bữa chính. So với một ly nước ép trái cây, một ly sữa sẽ tốt hơn nhiều về dinh dưỡng."
Tuy nhiên, đối với những loại bệnh sau thì không nên uống nước ép:
Bệnh nhân tiểu đường hoặc có tiền sử tiểu đường nên hạn chế tối đa uống nước ép nho và các loại trái cây có vị ngọt vì chúng chứa nhiều đường fructose, có thể gây tăng đường huyết.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy tuyệt đối không uống các loại nước ép trái cây có vị chua như: chanh, cam, táo, nho, dâu... vì loại trái cây này có nhiều chất hữu cơ làm tăng axit dạ dày gây ợ nóng.
Bệnh nhân tiêu chảy không nên uống nước ép trái cây đậm đặc vì có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn do làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột.
Bệnh nhân bị sốt không nên uống nước ép trái cây ngọt vì dễ làm tăng đường huyết, khi đó các tế bào bạch cầu sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Không nên sử dụng muỗng kim loại để khuấy nước ép trái cây vì kim loại có khả năng phá hủy vitamin C có trong hoa quả tươi./.
(Đẹp/Vietnam+)