Sửa đổi cơ chế để tập đoàn kinh tế hiệu quả hơn

Phó Thủ tướng cho rằng, sửa đổi cơ chế chính sách là rất quan trọng để các tập đoàn có quyền thực trong điều hành sản xuất kinh doanh.
Tại hội nghị sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế do Văn phòng Chính phủ tổ chứcngày 9/12, hầu hết đại diện các tập đoàn kinh tế đều tập trung phản ánh nhữngbất cập của cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, việc sửa đổi cơ chế chính sách là rấtquan trọng để các tập đoàn có quyền thực trong điều hành sản xuất kinh doanh,trên tinh thần năng suất và hiệu quả là thước đo quan trọng nhất.

Những “quả đấm thép”

Qua 5 năm thí điểm hình thành các tập đoàn kinh tế có thể thấy, các tập đoàn đãkhắc phục được những tồn tại khá cơ bản của mô hình tổng công ty nhà nước trướcđây. Các tập đoàn kinh tế được giao quyền tự chủ kinh doanh theo quan hệ cungcầu của thị trường và trong khuôn khổ của pháp luật. Các cơ quan hành chính nhànước không can thiệp trực tiếp, cụ thể vào hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

Cũng không thể phủ nhận những kết quả đạt được trong 5 năm qua của các tập đoànkinh tế. Họ thực sự là những “quả đấm thép” chủ lực đối với các lĩnh vực quantrọng của nền kinh tế trong việc bảo đảm cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thiếtyếu cho nền kinh tế như dầu thô, khí, điện, than, xi măng, hóa chất cơ bản,thép, phân bón, bưu chính, viễn thông.

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) là một ví dụ. Qua 5 năm triển khai môhình tập đoàn cùng với tiến hành song song từng bước triển khai sắp xếp, đổimới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, PVN đã thực sự đóng vai trò quantrọng là một trụ cột của nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng, an sinh xãhội, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển. Trong giai đoạn này, tập đoàn đã đưa5 nhóm sản phẩm mới vào phục vụ nền kinh tế là điện, xăng dầu, CNG (khí thiênnhiên nén), năng lượng sạch và sản phẩm nhiên liệu sinh học.

Theo số liệu đã công bố của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, sau 5 năm, doanh thucủa PVN tăng gấp 5,15 lần; nộp ngân sách tăng gấp 2,04 lần; lợi nhuận trước thuếhợp nhất tăng gấp 2,2 lần. tập đoàn đã cơ bản hình thành được ngành công nghiệpkhí Việt Nam hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm thăm dò khai thác-khí-điện-chế biến vàdịch vụ dầu khí; tiên phong và thực hiện có hiệu quả các dự án trọng điểm nhànước về dầu khí và bước đầu mở rộng hoạt động đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khaithác dầu khí ở nước ngoài.

Chịu trách nhiệm chính trong sản xuất và cung ứng điện cho phát triển kinh tế vàđời sống nhân dân thông qua giữ tỷ lệ công suất chi phối của toàn hệ thống điện,qua 5 năm hoạt động theo mô hình tập đoàn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đượcđánh giá thực hiện được nhiệm vụ đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước. Tăng trưởng điện luôn gấp 2 lần GDP.

Với khối lượng đầu tư 203.015tỷ đồng trong 5 năm, EVN đã cung ứng cho nền kinh tế trên 97 tỷ kWh, đưa điện về95,86% số hộ dân nông thôn, vượt 5,86% so với chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết Đạihội lần thứ X của Đảng.

Trong lĩnh vực cung ứng than, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam(Vinacomin) đang chiếm khoảng 98% thị phần trong nước; bước đầu triển khai đầutư, khai thác, chế biến khoáng sản ra nước ngoài. Ông Trần Xuân Hoà, Chủ tịchHội đồng thành viên Vinacomin nhận định, mô hình tổ chức của tập đoàn Vinacominlà hoàn toàn phù hợp với phương thức quản lý hiện nay.

Mối quan hệ giữa tập đoàn (Công ty mẹ) với các công ty thành viên là quan hệkinh tế thay cho quan hệ hành chính cấp trên, cấp dưới trước đây. Cụ thể, thựchiện vai trò là chủ sở hữu và chủ thể quản lý tài nguyên, Công ty mẹ Vinacominđã thiết lập cơ chế quản trị, điều hành trong nội bộ tập đoàn, thông qua kếhoạch phối hợp kinh doanh, ký hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển,kinh doanh than với các công ty con.

Cơ chế này giúp tập đoàn tập trung tích tụ vốn về công ty mẹ để thực hiện cácdự án đầu tư lớn, phát triển kinh doanh các lĩnh vực mới, đồng thời điều hòachênh lệch địa tô mỏ giữa các công ty con để cùng phát triển và khai thác tàinguyên một cách bền vững. Với hướng đi này, sau 5 năm hoạt động theo mô hình tậpđoàn, sản xuất và tiêu thụ than của Vinacomin đã tăng 1,4 lần, doanh thu tăng3,5 lần, lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 34,4%.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)là hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông hàng đầu. Trong đó,VNPT là nòng cốt cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích. Đây cũnglà doanh nghiệp duy nhất bảo đảm việc phục vụ yêu cầu thông tin, liên lạc củacác cơ quan Đảng, Nhà nước.

Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT Phạm Long Trận cho biết, sau 4 năm hoạt độngtheo mô hình tập đoàn kinh tế, doanh thu tăng 2,2 lần, tốc độ tăng trưởng bìnhquân là 22%/năm, đứng đầu về đóng góp cho ngân sách nhà nước. Điểm đặc biệttrong thời gian này là tập đoàn đã tách bưu chính ra khỏi viễn thông, trích 25%lợi nhuận sau thuế cho bưu chính công ích.

Là tập đoàn duy nhất được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm cơ cấu tổ chứckhông có Hội đồng thành viên hay Chủ tịch công ty mà chỉ gồm Tổng Giám đốc, cácPhó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng, Tổng Giám đốc Viettel Hoàng Anh Xuân chobiết, đến năm 2010, doanh thu của Viettel tăng hơn 3.000 lần, vốn chủ sở hữutăng 12.000 lần, lợi nhuận tăng 16.000 lần; tỷ suất lợi nhuận/tài sản luôncao hơn 20% trong khi trung bình ngành là 17%. Hiện nay, tập đoàn đã sản xuấtđược một loạt thiết bị an ninh quân sự phục vụ cho an ninh quốc phòng và đến năm2012 sẽ sản xuất thiết bị công nghệ cao, giảm nhập khẩu.

“Đặc biệt vai trò của tập đoàn nhà nước trong nền kinh tế quốc dân đối với thựchiện các dự án trọng điểm của đất nước là rất quan trọng. Nếu không có sự thamgia của các tập đoàn thì không thể có những tổ máy phát điện sớm so với kế hoạchnhư Thủy điện Sơn La,” Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn Công nghiệp Xâydựng Việt Nam Dương Khánh Toàn khẳng định.

Mô hình tổ chức còn nhiều tồn tại

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, hiện nay trongcác tập đoàn kinh tế về cơ bản mới dựa trên cơ sở hình thức liên kết “cứng” vềvốn theo mô hình công ty mẹ-công ty con, mà chưa triển khai được các hình thứcliên kết “mềm” thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng thương hiệu, dịch vụ, kếtquả nghiên cứu đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ chung trong tập đoàn theonguyên tắc thị trường để giảm bớt việc theo dõi, giám sát, quản lý vốn nhà nướctheo nhiều tầng nấc.

Đồng quan điểm này, ông Hoàng Anh Xuân cũng cho rằng mô hình tổ chức tập đoànkhông nên “cứng hóa” mà phải”mềm hóa.” Nếu chỉ tách một chi nhánh phải mất 3năm, như thế sẽ không thể kinh doanh được. Ông Xuân đề xuất một số mô hình tổchức doanh nghiệp bên dưới nên để tập đoàn tự quyết định vì điều hành và mô hìnhtổ chức liên quan đến chức năng nhiệm vụ của tập đoàn.

Chi phối theo tỷ lệ vốn là phương thức chi phối chủ yếu trong các tập đoàn kinhtế. Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra một thực tế là nếu chỉ thuần túy dựa trênnguyên tắc đối vốn thì Công ty mẹ (nắm giữ 51% vốn điều lệ) gặp khó khăn để chiphối được các công ty con trong những quyết định quan trọng, nhất là những côngty con hoạt động ở những lĩnh vực then chốt của tập đoàn.

Ông Phùng Đình Thực cho rằng, vốn sở hữu nhà nước chiếm ưu thế nên việc điềuhành đôi lúc còn biểu hiện hành chính, chưa thực sự tôn trọng các quy luật củanền kinh tế thị trường. Chủ sở hữu nhà nước tại tập đoàn chưa thực sự đủ thẩmquyền quyết định các vấn đề tuân theo quy luật kinh tế thị trường như về thànhlập mới, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp thuộc thẩm quyền; đầu tư mua mỏ, thamgia các dự án lớn trong và ngoài nước, lựa chọn nhà thầu để kịp thời huy độngvốn phân bổ tối ưu các nguồn lực đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các tậpđoàn vẫn còn những bất cập, thiếu đồng bộ và chưa kịp thời, chưa tách bạch rõchức năng quản lý hành chính nhà nước với quản lý của chủ sở hữu nhà nước tạidoanh nghiệp. Điều lệ hoạt động và một số quy định với tập đoàn chưa tạo sự năngđộng, sáng tạo cho tập đoàn đúng như quy định của Luật Doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành, tập đoàn kinh tế là một nhóm công ty có quy mô lớn,không có tư cách pháp nhân, chỉ có Công ty mẹ tập đoàn và từng doanh nghiệp thamgia nhóm này có tư cách pháp nhân. Điều này dẫn đến nhiều khi làm giảm hiệu lựcđiều hành chung đối với những vấn đề cần thống nhất trong tập đoàn vì Công ty mẹcan thiệp vào các công ty con, công ty liên kết phải tuân thủ theo Luật Doanhnghiệp.

Phân tích của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho thấy, một sốthành viên trong các tập đoàn kinh tế được tổ chức thành các tổng công ty hoạtđộng theo mô hình công ty mẹ-công ty con với 2-3 cấp doanh nghiệp, bên cạnhchuyên môn hóa theo ngành, nghề trong tập đoàn thì cũng làm cho cơ cấu tổ chứctập đoàn trở nên phức tạp. Nhiều công ty con của các tổng công ty này có cả phầnvốn góp của một số đơn vị thành viên khác trong tập đoàn làm cho cơ cấu sở hữutrong tập đoàn trở nên chồng chéo, phức tạp.

Mặt khác, một số tập đoàn kinh tế có hiện tượng công ty con đầu tư ngược trở lạicông ty mẹ. Công ty mẹ góp vốn vào cả công ty con và công ty cháu làm cho quanhệ đầu tư, góp vốn và cơ cấu của tập đoàn trở nên phức tạp, chồng chéo. Có nhữngtrường hợp công ty con phải gánh chịu cho Công ty mẹ, công ty cháu gánh chịu chocông ty con những khoản đầu tư không hiệu quả dẫn đến nguy cơ thua lỗ.

Cần sửa đổi cơ chế chính sách

Theo ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT, thời gian tới, môhình tổ chức của tập đoàn cũng phải phù hợp với sự biến đổi của công nghệ mới đểphát triển. Với sự điều chỉnh, bổ sung khung pháp lý của nhà nước, những văn bảndưới luật theo đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp, tập đoàn sẽ triển khaicông ty hóa, giảm thiểu các đơn vị phụ thuộc, cấu trúc lại phạm vi đầu tư, điềuchỉnh vốn của tập đoàn tại các công ty cổ phần. tập đoàn cũng xây dựng lộ trìnhđổi mới các doanh nghiệp bên dưới không phải trình Chính phủ vì sợ kéo dài thờigian, tập đoàn sẽ chịu trách nhiệm trước nhà nước về quyết định của mình.

Tại hội nghị, Chủ tịch Trần Xuân Hòa đưa ra quan điểm cần phải có chế tài thếnào để giải quyết rốt ráo việc quản lý tài nguyên khoáng sản đang trở thành vấnđề hết sức cấp bách hiện nay. Ông Hòa cho rằng việc bảo vệ tài nguyên phải songhành với cả quá trình khai thác than. Vinacomin đang phối hợp với công an cáctỉnh tổ chức vây bắt các đối tượng khai thác than trái phép. Với mức xử phạtkhoảng 20 triệu đồng/xe than như hiện nay thì chưa đủ sức răn đe. Trong khi lựclượng bảo vệ của tập đoàn tại Quảng Ninh là 4.500 người nhưng cũng không khamnổi.

Đại diện Tổng Liên đoàn lao động cũng kiến nghị, khung pháp lý về mô hình tậpđoàn còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là cơ chế quản lý, giám sát; đồng thời phảilàm rõ đại diện chủ sở hữu, kiện toàn vai trò lãnh đạo của Đảng.

Liên quan đến vốn chủ sở hữu, đại diện Viettel đưa ra ý kiến Hội đồng quản trịkhông nên có thành viên từ trên Bộ chủ quản kiêm nhiệm. Công ty mẹ là phải trựctiếp kinh doanh. Vừa kiểm tra, vừa giám sát tập đoàn thông qua việc quản lý theongày, tuần, tháng tuỳ theo loại hình doanh nghiệp qua hệ thống công nghệ thôngtin. Đồng thời cho rằng không cực đoan trong việc tập đoàn đầu tư dàn trải, nếucấm hết là không nên mà nên chọn các loại hình doanh nghiệp. “Quan trọng là cáctập đoàn phải xây dựng được chiến lược vì người xây dựng chiến lược chính làngười điều hành chiến lược,” ông Xuân nói./.

Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trung Quốc tạm ngưng nhận giao máy bay Boeing

Các chuyên gia nhận định, mặc dù việc gián đoạn giao hàng trong ngắn hạn chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của Boeing, song về dài hạn, Trung Quốc vẫn là thị trường chiến lược quan trọng.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại Moskva. (Nguồn: Middle East)

Nga-Qatar mở rộng quỹ đầu tư chung lên 2 tỷ euro

Ngày 17/4, Nga và Qatar ký một thỏa thuận đầu tư chung, theo đó mỗi nước sẽ đóng góp thêm 1 tỷ euro vào một quỹ đầu tư chung, nâng tổng giá trị chương trình đầu tư lên khoảng 2 tỷ euro.