Thị trường dầu mỏ thế giới đã đi xuống trong phiên giao dịch ngày 2/6 khi đón nhận một loạt số liệu đáng thất vọng từ nền kinh tế đầu tàu Mỹ.
"Điểm sáng" duy nhất trong bức tranh u ám của nền kinh tế lớn nhất thế giới này - sự sụt giảm nhẹ hơn dự kiến của số lượng đơn đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần trước (kết thúc ngày 27/5), cũng không đủ để trấn an tâm lý lo ngại của giới đầu tư về triển vọng còn nhiều bấp bênh của kinh tế Mỹ.
Việc đồng USD tuột xuống mức thấp nhất 1 tháng qua so với đồng euro cũng không "đỡ" được cho giá dầu - vốn được định giá bằng đồng bạc xanh, vì khi đồng USD yếu đi, giá các loại hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này, trong đó có dầu mỏ, trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ những tiền tệ khác, từ đó kích thích hoạt động mua vào và giá thường được đẩy lên.
Trong phiên 2/6, giá dầu còn bị dìm xuống sau khi Bộ Năng lượng Mỹ trong cùng ngày công bố báo cáo cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước (kết thúc ngày 27/5) đã bất ngờ tăng lên 2,9 triệu thùng, thay vì giảm đi như phần lớn đồn đoán trước đó của giới phân tích.
Thêm vào đó, những thông tin từ một số thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), trong đó có cả Arập Xêút, cho biết OPEC có khả năng sẽ nâng sản lượng dầu thô lên mức trần, cũng gây sức ép giảm giá lên dầu mỏ.
Sang phiên cuối tuần ngày 3/6 trên thị trường châu Á, giá dầu tiếp tục giảm sau khi tăng khá mạnh vào đầu phiên và vào phiên chiều trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 7/2011 giảm 11 xu xuống 100,29 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 7 xu xuống 115,47 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích, tình hình tại Mỹ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư trong phiên 3/6, và những quan ngại về triển vọng của nền kinh tế này vẫn là nguyên nhân chính đẩy giá dầu đi xuống.
Thị trường hiện đang chờ đợi số liệu về việc làm tại Mỹ - một chỉ báo quan trọng để đánh giá về triển vọng kinh tế, được công bố vào cuối ngày 3/6./.
"Điểm sáng" duy nhất trong bức tranh u ám của nền kinh tế lớn nhất thế giới này - sự sụt giảm nhẹ hơn dự kiến của số lượng đơn đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần trước (kết thúc ngày 27/5), cũng không đủ để trấn an tâm lý lo ngại của giới đầu tư về triển vọng còn nhiều bấp bênh của kinh tế Mỹ.
Việc đồng USD tuột xuống mức thấp nhất 1 tháng qua so với đồng euro cũng không "đỡ" được cho giá dầu - vốn được định giá bằng đồng bạc xanh, vì khi đồng USD yếu đi, giá các loại hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này, trong đó có dầu mỏ, trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ những tiền tệ khác, từ đó kích thích hoạt động mua vào và giá thường được đẩy lên.
Trong phiên 2/6, giá dầu còn bị dìm xuống sau khi Bộ Năng lượng Mỹ trong cùng ngày công bố báo cáo cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước (kết thúc ngày 27/5) đã bất ngờ tăng lên 2,9 triệu thùng, thay vì giảm đi như phần lớn đồn đoán trước đó của giới phân tích.
Thêm vào đó, những thông tin từ một số thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), trong đó có cả Arập Xêút, cho biết OPEC có khả năng sẽ nâng sản lượng dầu thô lên mức trần, cũng gây sức ép giảm giá lên dầu mỏ.
Sang phiên cuối tuần ngày 3/6 trên thị trường châu Á, giá dầu tiếp tục giảm sau khi tăng khá mạnh vào đầu phiên và vào phiên chiều trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 7/2011 giảm 11 xu xuống 100,29 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 7 xu xuống 115,47 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích, tình hình tại Mỹ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư trong phiên 3/6, và những quan ngại về triển vọng của nền kinh tế này vẫn là nguyên nhân chính đẩy giá dầu đi xuống.
Thị trường hiện đang chờ đợi số liệu về việc làm tại Mỹ - một chỉ báo quan trọng để đánh giá về triển vọng kinh tế, được công bố vào cuối ngày 3/6./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)