Đã qua 66 mùa thu, nhưng "tinh thần Ngày Độc lập 2/9" vẫn sáng mãi với niềm tự hào và lòng tin yêu vang vọng. Vào dịp đánh thức tinh thần này trong lòng mỗi người dân Việt, phóng viên Vietnam+ đã tìm đến nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, tiến sĩ Hồ Khang để tìm hiểu và ghi nhận những phân tích, đánh giá về sức sống luôn mới của những ngày tháng không thể nào quên ấy. Cuộc cách mạng ít đổ máu nhất PGS.TS Hồ Khang nhận định bài học lịch sử không chỉ là những chân lý quý giá, bất biến đã được lưu truyền mà còn thêm những ánh sáng của nguồn tư liệu mới, bài học về tin yêu lại càng sáng đẹp hơn. Cách mạng tháng Tám là một trong những cuộc cách mạng ít đổ máu nhất trong lịch sử. Nhờ có chính đảng với đội ngũ đảng viên lúc bấy giờ chỉ có trên dưới 5.000 người nhưng hội tụ ý chí cách mạng của dân tộc, Cách mạng tháng Tám mang đến lợi thế độc lập để sau đó những bước đường đấu tranh của lịch sử cách mạng Việt Nam đầy chủ động, vững vàng. Trong những ngày mùa thu lịch sử năm 1945 ấy còn sáng lên sức mạnh bởi sự nhanh chóng-chủ động của chính quyền nhân dân. Đó là sự nhất loạt đứng lên trong khát vọng độc lập với khẩu hiệu lịch sử: "Nhật Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta!" Cuộc cách mạng đáp ứng được những nguyện vọng, khao khát cháy bỏng của cả một dân tộc lầm than. Một dân tộc phải trải qua hơn 80 năm thuộc Pháp và hàng ngàn năm chế độ phong kiến. Thành công của cách mạng phản chiếu những khát vọng, chứa đựng sức mạnh lớn lao tiềm ẩn trong lòng muôn người. Mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản lãnh đạo và một quân đội ra đời trước đó một năm (Đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời ngày 22/12/1944). Bài học về sức sống của dân tộc như câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết: "Rũ bùn đứng dậy sáng lòa." Đó là sức mạnh của một chính đảng tin vào lòng yêu nước và sức mạnh của nhân dân. Từ những người thợ thuyền, phu xe, người nông nhân chân lấm tay bùn. Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã nhìn ra và tin tưởng vào lòng yêu nước của nhân dân. Đó là nhận thức sáng suốt về nhân dân ta không hề thiếu tính đấu tranh dù ngỡ đã qua bao đời cam chịu.
Cuộc cách mạng của dân và vì dân PGS.TS Hồ Khang phân tích, cách mạng tháng Tám là thành công của đoàn kết nhân dân. Nhân dân trong khái niệm rộng lớn và đẹp nhất của từ này. Không chỉ là những kiếp người cần lao mà còn phải kể đến cả những người hữu sản, các nhân sĩ trí thức, những người yêu nước ở mọi tầng lớp, mọi địa vị. Đến như vua Bảo Đại-vị vua cuối cùng trong lịch sử, người đã trao bảo ấn cho chính quyền Cách mạng còn có câu nói nổi tiếng: "Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ". Ngay cả di tích lịch sử tại số 48 phố Hàng Ngang, nơi cuối tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng là của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô-một gia đình tư sản ở Hà Nội. Chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập khi đó thực sự thật lộng lẫy. Một vẻ đẹp cao quý của lòng tin, của thắng lợi có được trong khí thế muôn người một lòng. Nhưng đúng là giành chính quyền đã khó giữ chính quyền còn khó hơn rất nhiều. Những người đứng đầu nhà nước Việt Nam còn non trẻ khi ấy đã nhìn ra con đường chông gai phía trước. Chính quyền mới sớm xác định được ngay rằng những cam go thách thức không phải chỉ từ các thế lực thù địch bên ngoài mà để quyết định thành bại còn ở những vấn đề nội tại của dân tộc. Chính vì thế ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên sau ngày thành lập nước, Bác Hồ đã chỉ ra ba loại giặc. Trước tiên là giặc đói, sau đó là giặc dốt và tiếp đến là giặc ngoại xâm. Đảng ta đã nhìn thấy một chặng đường dài. Phải hết đói, phải có tri thức thì mới đánh giặc, mới xây dựng đất nước thành công. Lòng tin vào nhân dân, tin vào trình độ giác ngộ chính trị nhân dân mình đã mang đến cho những người cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước khi ấy quyết tâm thực hiện cuộc bầu cử đầu tiên của cả nước vào ngày 6/1/1946. Và hiến pháp Việt Nam ra đời từ đó đến nay vẫn có giá trị định hướng, chỉ đường đúng đắn đến hôm nay. Có nhận định xác đáng thu được sự đồng tình của nhiều ngườu hiểu biết, quan tâm là, anh sáng chứa đựng trong hiến pháp từ năm 1946 vẫn rất hiện đại. Mỗi sự kiện lớn lao đều chứa đựng những năng lượng sáng mãi, không bao giờ tắt, người đương đại biết khai thác từ đó để nhìn thấy được chủ trương chính sách trong hiện tại cần kế thừa và đáp ứng những gì cho xứng với sử sách, với chiến công vang mãi của những ngày lịch sử./.
Cuộc cách mạng của dân và vì dân PGS.TS Hồ Khang phân tích, cách mạng tháng Tám là thành công của đoàn kết nhân dân. Nhân dân trong khái niệm rộng lớn và đẹp nhất của từ này. Không chỉ là những kiếp người cần lao mà còn phải kể đến cả những người hữu sản, các nhân sĩ trí thức, những người yêu nước ở mọi tầng lớp, mọi địa vị. Đến như vua Bảo Đại-vị vua cuối cùng trong lịch sử, người đã trao bảo ấn cho chính quyền Cách mạng còn có câu nói nổi tiếng: "Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ". Ngay cả di tích lịch sử tại số 48 phố Hàng Ngang, nơi cuối tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng là của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô-một gia đình tư sản ở Hà Nội. Chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập khi đó thực sự thật lộng lẫy. Một vẻ đẹp cao quý của lòng tin, của thắng lợi có được trong khí thế muôn người một lòng. Nhưng đúng là giành chính quyền đã khó giữ chính quyền còn khó hơn rất nhiều. Những người đứng đầu nhà nước Việt Nam còn non trẻ khi ấy đã nhìn ra con đường chông gai phía trước. Chính quyền mới sớm xác định được ngay rằng những cam go thách thức không phải chỉ từ các thế lực thù địch bên ngoài mà để quyết định thành bại còn ở những vấn đề nội tại của dân tộc. Chính vì thế ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên sau ngày thành lập nước, Bác Hồ đã chỉ ra ba loại giặc. Trước tiên là giặc đói, sau đó là giặc dốt và tiếp đến là giặc ngoại xâm. Đảng ta đã nhìn thấy một chặng đường dài. Phải hết đói, phải có tri thức thì mới đánh giặc, mới xây dựng đất nước thành công. Lòng tin vào nhân dân, tin vào trình độ giác ngộ chính trị nhân dân mình đã mang đến cho những người cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước khi ấy quyết tâm thực hiện cuộc bầu cử đầu tiên của cả nước vào ngày 6/1/1946. Và hiến pháp Việt Nam ra đời từ đó đến nay vẫn có giá trị định hướng, chỉ đường đúng đắn đến hôm nay. Có nhận định xác đáng thu được sự đồng tình của nhiều ngườu hiểu biết, quan tâm là, anh sáng chứa đựng trong hiến pháp từ năm 1946 vẫn rất hiện đại. Mỗi sự kiện lớn lao đều chứa đựng những năng lượng sáng mãi, không bao giờ tắt, người đương đại biết khai thác từ đó để nhìn thấy được chủ trương chính sách trong hiện tại cần kế thừa và đáp ứng những gì cho xứng với sử sách, với chiến công vang mãi của những ngày lịch sử./.
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản "Tuyên ngôn độc lập" giữa quảng trường Ba Đình đến nay đã 66 năm. Từ lời đầu tiên của bản Tuyên ngôn lịch sử, Bác đã hướng về quốc dân bằng cả tấm lòng và niềm tin của người đứng đầu một chính phủ luôn vì dân: "Hỡi đồng bài cả nước!" Phần kết văn bản quan trọng kể trên lời tuyên ngôn đã vang lên hùng hồn: "...chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy." |
Nguyễn Anh (Vietnam+)