Syria đánh dấu tròn một năm bùng phát bạo loạn

Ngày 15/3 đánh dấu tròn một năm xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị và bạo loạn tại Syria, cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người và làm hàng chục nghìn người khác phải lánh nạn.

Mặc dù cả Chính phủ Syria và cộng đồng quốc tế đã rất nỗ lực tìm kiếm giải pháp chấm dứt làn sóng này, song cho đến nay cuộc khủng hoảng tại Syria vẫn chưa có lối thoát.
Ngày 15/3 đánh dấu tròn một năm xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị và bạo loạntại Syria, cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người và làm hàng chục nghìn ngườikhác phải lánh nạn.

Mặc dù cả Chính phủ Syria và cộng đồng quốc tế đã rất nỗ lực tìm kiếm giảipháp chấm dứt làn sóng này, song cho đến nay cuộc khủng hoảng tại Syria vẫn chưacó lối thoát.

Phát biểu tại thủ đô Damascus nhân sự kiện này, người phát ngôn Bộ Ngoại giaoSyria Jihad Makdissi cho rằng cuộc khủng hoảng hiện nay "rất phức tạp," nhưngSyria vẫn muốn tự tìm giải pháp chứ không cần tới sự can thiệp từ bên ngoài.

Ông Makdissi cũng cho biết chính phủ nước này đã đưa ra "phản hồi tích cực vàrõ ràng" đối với đề xuất của ông Kofi Annan - Đặc phái viên chung của Liên hợpquốc-Liên đoàn Arập về Syria, đặc biệt trong hai vấn đề chấm dứt bạo lực và cứutrợ nhân đạo.

Ông khẳng định cam kết của Syria trong việc tiếp nhận hàng cứu trợcủa cộng đồng quốc tế, với điều kiện chủ quyền của Syria phải được tôn trọng,đồng thời kêu gọi Mỹ và phương Tây giảm nhẹ áp lực để tạo cơ hội thúc đẩy tiếntrình chính trị hòa bình.

[Arập Xêút và Italy đóng cửa Đại sứ quán tại Syria]

Ông Makdissi đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh nhiều nước phương Tây tiếptục gia tăng sức ép chính trị đối với chính quyền của Tổng thống Basharal-Assad. Trong động thái mới nhất, Arập Xêút, Italy và Hà Lan cùng tuyên bốđóng cửa đại sứ quán tại  Syria.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Arập Xêút ngày 14/3 nêu rõ: "Vì những diễn biếnhiện nay ở Syria, Vương quốc Arập Xêút đã đóng cửa Đại sứ quán ở thủ đôDamascus, đồng thời rút tất cả các nhà ngoại giao và nhân viên làm việc trongđại sứ quán về nước."

Trong một diễn biến khác, ngày 14/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel và ngườiđồng cấp Tunisia đang ở thăm Đức Hamadi Jebali đã kêu gọi Liên hợp quốc, đặcbiệt là Hội đồng Bảo an, hành động nhiều hơn để giải quyết tình hình Syria,nhưng không phải là hành động can thiệp quân sự.

Đây cũng là quan điểm của Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ BarackObama trong cuộc hội đàm cấp cao diễn ra tại thủ đô Washington ngày 14/3.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Tổng thống Assad chậm thực thi cáccải cách theo đề nghị của Mátxcơva. Đây là bình luận hiếm hoi của Nga thể hiệnsự thất vọng đối với nhà lãnh đạo Syria, đồng minh cuối cùng của Nga trong thếgiới Arập.

Những động thái trên diễn ra trước thời điểm Đặc phái viên Kofi Annan sẽ cóbuổi báo cáo về kết quả chuyến thăm  Syria trước Hội đồng Bản an vào ngày16/3 tới.

Tại buổi báo cáo trực tuyến được tiến hành từ Geneva (Thụy Sĩ), ông Annan sẽthông báo chi tiết về những đề xuất đã đưa ra cho Chính phủ Syria, cũng như vềcâu trả lời mà ông đã nhận được từ Tổng thống Assad./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Người phụ nữ khóc thương người thân thiệt mạng sau vụ pháo kích của Israel tại thành phố Gaza ngày 14/3/2025. (Ảnh: THX/TTXVN)

Quốc tế lên án các vụ tấn công mới vào Gaza

Cộng đồng quốc tế ên tiếng bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới tại Gaza, đồng thời cho rằng tiếp tục sử dụng vũ lực sẽ chỉ làm trầm trọng thêm nỗi đau khổ của người Palestine.

Con tàu bị lực lượng Houthi tấn công trên Biển Đỏ. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Houthi tuyên bố tiếp tục không kích tàu chiến Mỹ

Houthi xác nhận trong đợt trả đũa mới nhất, phong trào này sử dụng tên lửa và máy bay không người lái tấn công tàu USS Harry S. Truman trong vụ tấn công nhằm vào hạm đội của Mỹ ở phía Bắc Biển Đỏ.