Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC), trong sáu tháng đầu năm, tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt gần 115 nghìn tỷ đồng (tăng 37% so với cùng kỳ năm 2012). Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng không mấy thuận lợi, do đó huy động vốn đầu tư tại các công ty đại chúng vẫn rất trầm lắng.
Tăng trưởng nhờ… trái phiếu Thống kê từ SSC cho thấy, trong 6 tháng qua tổng khối lượng vốn huy động qua phát hành cổ phiếu đã giảm rất mạnh và chỉ đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên, hoạt động đấu giá cổ phần đã có một số tiến triển nhất định và đạt 420 tỷ đồng (tăng 75% so với cùng kỳ). Đáng chú ý, thời gian qua hoạt động đầu tư trái phiếu chính phủ tại các tổ chức tài chính lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong 6 tháng, thị trường đã tổ chức được 110 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ với tổng giá trị trúng thầu đạt trên 112 nghìn tỷ đồng (chiếm 67% so với tổng khối lượng trúng thầu cả năm 2012). Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, thì những ảnh hưởng tiêu cực tác động lên thị trường chứng khoán là không thể tránh khỏi. Do đó, các nhà quản lý đã xác định mục tiêu, để “níu chân” nhà đầu tư và “giữ lửa” cho chứng khoán trong điều kiện hiện tại thì cần phải có một môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch, hiệu quả với hàng hóa chất lượng. Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, SSC đang tích cực hoàn thiện khung pháp lý đồng thời triển khai các giải pháp hỗ trợ thị trường, triển khai tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tăng cường quản lý giám sát nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả của thị trường chứng khoán và từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Ủy ban đã chỉ đạo các Sở giám sát thường xuyên tình hình thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, giám sát nội dung công bố thông tin về tình hình quản trị công ty và việc lập trang thông tin điện tử. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng nhấn mạnh, để tiếp tục triển khai các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho thị trường chứng khoán, Ủy ban sẽ chú trọng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện kéo dài thời gian giao dịch đến 15h nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và góp phần tăng thanh khoản. “Ủy ban sẽ xây dựng các giải pháp giúp doanh nghiệp tăng cường huy động vốn trên thị trường, giảm thiểu thủ tục và áp dụng các giải pháp để tăng cường huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Mặt khác, SSC cũng triển khai áp dụng có lộ trình chế độ kế toán áp dụng cho các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong đó tính theo giá trị hợp lý và tách biệt tài sản của nhà đầu tư với công ty chứng khoán,” ông Bằng nói.
Minh bạch để tồn tại Không chỉ các công ty chứng khoán nhỏ, ít năng lực cạnh tranh bị làm ăn thua lỗ mà cả các công ty chứng khoán lớn, thị phần môi giới thuộc top đầu cũng bị “thâm thủng” vốn. Trong tháng sáu vừa qua, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 của Công ty cổ phần Chứng khoán MB, ban lãnh đạo công ty đã bất ngờ trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch hợp nhất với một công ty chứng khoán khác. Vấn đề thực chất của MBS khiến nhiều cổ đông băn khoăn là con số lỗ lũy kế 543 tỷ đồng ở thời điểm 31/12/2012. Trước đó, trong năm 2012, công ty này đã phải phải cắt giảm 220 nhân viên, sang năm 2013 công ty tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm chi phí tối đa nhằm tái cấu trúc lại bộ máy. Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín (mã SBS – HoSE) cũng công bố thông tin chốt quyền xin ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua đề án hợp nhất Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam (PNS). Trước đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín (mã SBS – HoSE) để lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2012 lên đến 1.768 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 1.267 tỷ đồng. Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh đã thực hiện hủy niêm yết cổ phiếu SBS trên thị trường từ 25/3/2013... Trước thực tế này, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán cho biết, hoạt động tái cấu trúc công ty chứng khoán đang được SSC thực hiện rất quyết liệt. Hiện SSC đang xử lý 21 công ty chứng khoán; trong đó đặt 5 công ty chứng khoán vào diện cảnh báo, 7 công ty vào diện kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động 4 công ty chứng khoán, yêu cầu tạm ngừng hoạt động 2 công ty chứng khoán và mở thủ tục rút giấy phép hoạt động của 3 công ty chứng khoán: Hà Nội, Hà Nội Trường Sơn và Hà Nội BETA. Ngoài giám sát những tuân thủ hoạt động của công ty chứng khoán, ông Sơn nhấn mạnh, Ủy ban còn thực hiện giám sát dựa vào các yếu tố rủi ro thông qua các chỉ tiêu an toàn tài chính, khuôn khổ quản trị rủi ro và hệ thống cảnh báo sớm đối với các công ty chứng khoán. Nhờ có hệ thống cảnh báo sớm, cả Ủy ban Chứng khoán và công ty chứng khoán có thể nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động, phát hiện sớm về sự suy giảm chỉ tiêu án toàn tài chính hoạt, ảnh hưởng đến hoạt động của công ty… “Biến động thị trường rất thất thường, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán từ đầu năm tới nay vẫn rất khó khăn, tính chất đào thải ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán đều nhận thức được điều này, để tồn tại họ chỉ còn cách nâng cao quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật, công khai minh bạch. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán có kết quả kinh doanh yếu kém đã chủ động tái cấu trúc công ty, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc hợp nhất, sáp nhập nâng cao tiềm lực tài chính... thậm chí cũng có không ít công ty đã chủ động tự nguyện xin rút khỏi thành viên thị trường (rút nghiệp vụ môi giới…) và rời bỏ cuộc chơi, ” ông Sơn nói./.
Tăng trưởng nhờ… trái phiếu Thống kê từ SSC cho thấy, trong 6 tháng qua tổng khối lượng vốn huy động qua phát hành cổ phiếu đã giảm rất mạnh và chỉ đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên, hoạt động đấu giá cổ phần đã có một số tiến triển nhất định và đạt 420 tỷ đồng (tăng 75% so với cùng kỳ). Đáng chú ý, thời gian qua hoạt động đầu tư trái phiếu chính phủ tại các tổ chức tài chính lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong 6 tháng, thị trường đã tổ chức được 110 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ với tổng giá trị trúng thầu đạt trên 112 nghìn tỷ đồng (chiếm 67% so với tổng khối lượng trúng thầu cả năm 2012). Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, thì những ảnh hưởng tiêu cực tác động lên thị trường chứng khoán là không thể tránh khỏi. Do đó, các nhà quản lý đã xác định mục tiêu, để “níu chân” nhà đầu tư và “giữ lửa” cho chứng khoán trong điều kiện hiện tại thì cần phải có một môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch, hiệu quả với hàng hóa chất lượng. Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, SSC đang tích cực hoàn thiện khung pháp lý đồng thời triển khai các giải pháp hỗ trợ thị trường, triển khai tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tăng cường quản lý giám sát nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả của thị trường chứng khoán và từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Ủy ban đã chỉ đạo các Sở giám sát thường xuyên tình hình thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, giám sát nội dung công bố thông tin về tình hình quản trị công ty và việc lập trang thông tin điện tử. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng nhấn mạnh, để tiếp tục triển khai các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho thị trường chứng khoán, Ủy ban sẽ chú trọng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện kéo dài thời gian giao dịch đến 15h nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và góp phần tăng thanh khoản. “Ủy ban sẽ xây dựng các giải pháp giúp doanh nghiệp tăng cường huy động vốn trên thị trường, giảm thiểu thủ tục và áp dụng các giải pháp để tăng cường huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Mặt khác, SSC cũng triển khai áp dụng có lộ trình chế độ kế toán áp dụng cho các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong đó tính theo giá trị hợp lý và tách biệt tài sản của nhà đầu tư với công ty chứng khoán,” ông Bằng nói.
Minh bạch để tồn tại Không chỉ các công ty chứng khoán nhỏ, ít năng lực cạnh tranh bị làm ăn thua lỗ mà cả các công ty chứng khoán lớn, thị phần môi giới thuộc top đầu cũng bị “thâm thủng” vốn. Trong tháng sáu vừa qua, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 của Công ty cổ phần Chứng khoán MB, ban lãnh đạo công ty đã bất ngờ trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch hợp nhất với một công ty chứng khoán khác. Vấn đề thực chất của MBS khiến nhiều cổ đông băn khoăn là con số lỗ lũy kế 543 tỷ đồng ở thời điểm 31/12/2012. Trước đó, trong năm 2012, công ty này đã phải phải cắt giảm 220 nhân viên, sang năm 2013 công ty tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm chi phí tối đa nhằm tái cấu trúc lại bộ máy. Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín (mã SBS – HoSE) cũng công bố thông tin chốt quyền xin ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua đề án hợp nhất Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam (PNS). Trước đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín (mã SBS – HoSE) để lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2012 lên đến 1.768 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 1.267 tỷ đồng. Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh đã thực hiện hủy niêm yết cổ phiếu SBS trên thị trường từ 25/3/2013... Trước thực tế này, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán cho biết, hoạt động tái cấu trúc công ty chứng khoán đang được SSC thực hiện rất quyết liệt. Hiện SSC đang xử lý 21 công ty chứng khoán; trong đó đặt 5 công ty chứng khoán vào diện cảnh báo, 7 công ty vào diện kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động 4 công ty chứng khoán, yêu cầu tạm ngừng hoạt động 2 công ty chứng khoán và mở thủ tục rút giấy phép hoạt động của 3 công ty chứng khoán: Hà Nội, Hà Nội Trường Sơn và Hà Nội BETA. Ngoài giám sát những tuân thủ hoạt động của công ty chứng khoán, ông Sơn nhấn mạnh, Ủy ban còn thực hiện giám sát dựa vào các yếu tố rủi ro thông qua các chỉ tiêu an toàn tài chính, khuôn khổ quản trị rủi ro và hệ thống cảnh báo sớm đối với các công ty chứng khoán. Nhờ có hệ thống cảnh báo sớm, cả Ủy ban Chứng khoán và công ty chứng khoán có thể nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động, phát hiện sớm về sự suy giảm chỉ tiêu án toàn tài chính hoạt, ảnh hưởng đến hoạt động của công ty… “Biến động thị trường rất thất thường, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán từ đầu năm tới nay vẫn rất khó khăn, tính chất đào thải ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán đều nhận thức được điều này, để tồn tại họ chỉ còn cách nâng cao quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật, công khai minh bạch. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán có kết quả kinh doanh yếu kém đã chủ động tái cấu trúc công ty, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc hợp nhất, sáp nhập nâng cao tiềm lực tài chính... thậm chí cũng có không ít công ty đã chủ động tự nguyện xin rút khỏi thành viên thị trường (rút nghiệp vụ môi giới…) và rời bỏ cuộc chơi, ” ông Sơn nói./.
Trong 6 tháng đầu năm có 180 công ty vi phạm quy định về công bố thông tin trên 2 sở giao dịch, 21 công ty niêm yết bị hủy niêm yết do lỗ 3 năm liên tiếp, lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ, hủy niêm yết tự nguyện để tái cấu trúc công ty và để thực hiện giải thể công ty (bằng số lượng công ty hủy niêm yết cả năm 2012). Theo SSC, tính đến tháng 5/2013, tổng vốn điều lệ của các công ty chứng khoán trên toàn thị trường đạt trên 36.500 tỷ đồng, tuy nhiên hiện vẫn có khoảng 60 công ty chứng khoán vẫn đang trong tình trạng thua lỗ. |
Linh Chi (Vietnam+)