Thời gian gần đây, tình hình tai nạn giao thông đường sắt đang có dấu hiệu gia tăng bất thường, mà nguyên nhân chủ yếu được xác định là do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, không chú ý quan sát tàu khi đi qua đường ngang, biển báo.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Bình, Trưởng ban An toàn giao thông Đường sắt (Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam), hiện nay, chế tài xử lý chưa cao nên chưa có người dân nào vi phạm luật đường sắt bị xử lý. Vì thế, ngành đường sắt chịu rất nhiều thiệt thòi mỗi khi tai nạn xảy ra do chậm giờ tàu, tránh tàu.
Ngoài ra, ngành đường sắt và địa phương thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc quản lý công tác xây dựng hành lang an toàn đường ngang nên tai nạn vẫn có dấu hiệu gia tăng. Vậy trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường sắt thuộc về ai?
Thiếu ý thức, khó xử lý
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt, chỉ tính từ ngày 21/1 tới 5/2/2012 (16 ngày), trên cả nước đã xảy ra 15 vụ tai nạn đường sắt, cướp đi sinh mạng của 20 người, và làm bị thương 9 người.
Chỉ trong ngày 3/2, đã xảy ra tới 3 vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng, làm chết 5 người, bị thương 6 người.
Để xảy ra tình trạng tai nạn đường sắt gia tăng thời gian qua nguyên nhân trước hết thuộc về ý thức chủ quan của con người, trong đó nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn là do ý thức của người tham gia giao thông tại các điểm giao cắt chưa cao, không chú ý quan sát tàu khi đi qua đường ngang, biển báo. Ngoài ra, một phần thuộc về cán bộ, nhân viên có liên quan của ngành đường sắt, của Ủy ban Nhân dân các địa phương nơi có tuyến đường sắt đi qua.
Theo ông Bình, trong vòng 10 năm trở lại đây, tai nạn đường sắt do yếu tố chủ quan chỉ chiếm có 3% trong khi đó hơn 90% do yếu tố khách quan, mà chủ yếu do ý thức con người. Năm 2011, đường sắt có trên 500 vụ tại nạn nhưng do chủ quan ngành chỉ chiếm 16 vụ.
“Dù năm nào cũng tuyên truyền luật, người dân tự giác nâng cao ý thức khi tham gia giao thông nhưng xem ra không có hiệu quả do chế tài chưa nghiêm, không đủ sức răn đe vi phạm,” ông Bình đánh giá.
Đưa ra dẫn chứng so sánh, ông Bình cho rằng, ngay ở đường bộ, khi dừng đèn đỏ người dân vẫn vô tư vượt đèn nhưng lực lượng công an có thể tiến hành xử phạt. Đường sắt không có công an đứng gác, vi phạm rất nhiều như: Đèn báo rồi mà người dân còn nâng rào chắn lên đi, vẫn họp chợ trên đường ray, thấy đèn đỏ báo hiệu vẫn ngang nhiên đi qua mà chưa bị xử lý.
“Hiện tại, chúng ta không xử lý nghiêm người vi phạm. Vượt qua rào chắn mức phạt 50.000 đồng nên không đáng kể. Tuy nhiên, thanh tra giao thông đường sắt mới chỉ phạt nhân viên của chúng tôi chứ tôi chưa thấy phạt được người tham gia giao thông nào. Đường sắt chưa có ai đứng ra xử lý vi phạm. Tôi chưa chứng kiến bất kỳ người dân nào vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt bị xử lý,” ông Bình khẳng định.
Những điểm đen đang hình thành tại các điểm giao cắt đường sắt và đường bộ (đường ngang dân sinh) là những cái chết được báo trước khi người dân không tuân thủ luật giao thông mỗi khi qua đường.
Theo ông Bình, hiện cả nước có trên 6.000 đường ngang, trong đó có hơn 4.800 đường ngang bất hợp pháp. Không có đường sắt nước nào như Việt Nam bởi cứ cách một đoạn lại có một đường ngang dân sinh tự mở bất hợp pháp, nếu đường ngang dân sinh còn thì tai nạn vẫn còn xảy ra.
“Với hơn 4.000 đường ngang bất hợp pháp hiện nay thì không thể cảnh giới hết. Mong muốn của chúng tôi là các ban ngành địa phương cùng phối hợp,” ông Bình kiến nghị.
Trách nhiệm ngành hay địa phương?
Hiện nay, tình trạng vi phạm trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt của người dân sinh sống tại các khu vực này vẫn cao, công tác quản lý đường ngang chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc quản lý công tác xây dựng hành lang an toàn đường ngang của chính quyền địa phương với ngành đường sắt.
Ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, các vụ tai nạn thời gian qua có diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến ngành đường sắt và gây áp lực về mặt tinh thần rất lớn đến tài xế tàu.
“Để xảy ra tai nạn đau lòng, ngành cũng chịu rất nhiều sức ép. Mọi người đừng nói trách nhiệm của ai cả mà là trách nhiệm của tất cả mọi người. Chỉ một người làm thì không thể,” ông Tường bày tỏ quan điểm.
Theo ông Bình, ngành đường sắt đã có các công văn, văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh có đường sắt đi qua phải chỉ đạo dỡ bỏ các đường ngang dân sinh bất hợp pháp. Tuy nhiên, đến bây giờ tại các tỉnh vẫn không thể giải quyết được do người dân tự ý mở để đi nên rất khó dỡ bỏ mặc dù ngành đường sắt đã liên tục yêu cầu các địa phương phải chấp hành theo đúng luật và điều lệ của đường ngang.
“Chúng tôi đã đề xuất rất nhiều nhưng có làm được hay không là do cơ quan chức năng. Chúng tôi được nhà nước giao quản lý đường sắt nhưng khi phát hiện thấy có đường ngang mở thì cũng chỉ có thể đi báo cơ quan địa phương, cơ quan công an, thanh tra giao thông… lập biên bản. Chúng tôi là một doanh nghiệp chứ không phải cơ quan nhà nước, cơ quan pháp luật nên lời nói của chúng tôi không có trọng lượng, việc quản lý vô cùng khó!,” ông Bình bức xúc.
Ông Bình cũng thừa nhận tình trạng đường ngang có từ lâu nhưng việc xóa bỏ triệt để là chưa làm được.
“Ngành đường sắt cũng đang hy vọng, năm 2012, khi Nghị quyết 88 của Chính phủ thực hiện, các địa phương được giao cho quản lý và xóa bỏ đường ngang nếu chưa làm được phải cắt cử người cảnh giới. Nếu làm được thì có thể giảm tai nạn,” ông Bình chia sẻ.
Đồng tình quan điểm đó, ông Tường cũng cho rằng, các đường ngang dân sinh sau khi làm đường gom và nâng cấp đường ngang nhân dân địa phương nhiều nơi không đồng ý và tuân thủ nên đã tự ý tháo ra để lấy lối đi.
“Thậm chí, nhiều trường hợp vi phạm sau khi chính quyền địa phương tới lập biên bản đã bàn giao phải tiến hành tháo dỡ nhưng chỉ vài tháng sau cưỡng chế người vi phạm cũng không thực hiện,” ông Tường nhấn mạnh./.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Bình, Trưởng ban An toàn giao thông Đường sắt (Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam), hiện nay, chế tài xử lý chưa cao nên chưa có người dân nào vi phạm luật đường sắt bị xử lý. Vì thế, ngành đường sắt chịu rất nhiều thiệt thòi mỗi khi tai nạn xảy ra do chậm giờ tàu, tránh tàu.
Ngoài ra, ngành đường sắt và địa phương thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc quản lý công tác xây dựng hành lang an toàn đường ngang nên tai nạn vẫn có dấu hiệu gia tăng. Vậy trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường sắt thuộc về ai?
Thiếu ý thức, khó xử lý
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt, chỉ tính từ ngày 21/1 tới 5/2/2012 (16 ngày), trên cả nước đã xảy ra 15 vụ tai nạn đường sắt, cướp đi sinh mạng của 20 người, và làm bị thương 9 người.
Chỉ trong ngày 3/2, đã xảy ra tới 3 vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng, làm chết 5 người, bị thương 6 người.
Để xảy ra tình trạng tai nạn đường sắt gia tăng thời gian qua nguyên nhân trước hết thuộc về ý thức chủ quan của con người, trong đó nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn là do ý thức của người tham gia giao thông tại các điểm giao cắt chưa cao, không chú ý quan sát tàu khi đi qua đường ngang, biển báo. Ngoài ra, một phần thuộc về cán bộ, nhân viên có liên quan của ngành đường sắt, của Ủy ban Nhân dân các địa phương nơi có tuyến đường sắt đi qua.
Theo ông Bình, trong vòng 10 năm trở lại đây, tai nạn đường sắt do yếu tố chủ quan chỉ chiếm có 3% trong khi đó hơn 90% do yếu tố khách quan, mà chủ yếu do ý thức con người. Năm 2011, đường sắt có trên 500 vụ tại nạn nhưng do chủ quan ngành chỉ chiếm 16 vụ.
“Dù năm nào cũng tuyên truyền luật, người dân tự giác nâng cao ý thức khi tham gia giao thông nhưng xem ra không có hiệu quả do chế tài chưa nghiêm, không đủ sức răn đe vi phạm,” ông Bình đánh giá.
Đưa ra dẫn chứng so sánh, ông Bình cho rằng, ngay ở đường bộ, khi dừng đèn đỏ người dân vẫn vô tư vượt đèn nhưng lực lượng công an có thể tiến hành xử phạt. Đường sắt không có công an đứng gác, vi phạm rất nhiều như: Đèn báo rồi mà người dân còn nâng rào chắn lên đi, vẫn họp chợ trên đường ray, thấy đèn đỏ báo hiệu vẫn ngang nhiên đi qua mà chưa bị xử lý.
“Hiện tại, chúng ta không xử lý nghiêm người vi phạm. Vượt qua rào chắn mức phạt 50.000 đồng nên không đáng kể. Tuy nhiên, thanh tra giao thông đường sắt mới chỉ phạt nhân viên của chúng tôi chứ tôi chưa thấy phạt được người tham gia giao thông nào. Đường sắt chưa có ai đứng ra xử lý vi phạm. Tôi chưa chứng kiến bất kỳ người dân nào vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt bị xử lý,” ông Bình khẳng định.
Những điểm đen đang hình thành tại các điểm giao cắt đường sắt và đường bộ (đường ngang dân sinh) là những cái chết được báo trước khi người dân không tuân thủ luật giao thông mỗi khi qua đường.
Theo ông Bình, hiện cả nước có trên 6.000 đường ngang, trong đó có hơn 4.800 đường ngang bất hợp pháp. Không có đường sắt nước nào như Việt Nam bởi cứ cách một đoạn lại có một đường ngang dân sinh tự mở bất hợp pháp, nếu đường ngang dân sinh còn thì tai nạn vẫn còn xảy ra.
“Với hơn 4.000 đường ngang bất hợp pháp hiện nay thì không thể cảnh giới hết. Mong muốn của chúng tôi là các ban ngành địa phương cùng phối hợp,” ông Bình kiến nghị.
Trách nhiệm ngành hay địa phương?
Hiện nay, tình trạng vi phạm trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt của người dân sinh sống tại các khu vực này vẫn cao, công tác quản lý đường ngang chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc quản lý công tác xây dựng hành lang an toàn đường ngang của chính quyền địa phương với ngành đường sắt.
Ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, các vụ tai nạn thời gian qua có diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến ngành đường sắt và gây áp lực về mặt tinh thần rất lớn đến tài xế tàu.
“Để xảy ra tai nạn đau lòng, ngành cũng chịu rất nhiều sức ép. Mọi người đừng nói trách nhiệm của ai cả mà là trách nhiệm của tất cả mọi người. Chỉ một người làm thì không thể,” ông Tường bày tỏ quan điểm.
Theo ông Bình, ngành đường sắt đã có các công văn, văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh có đường sắt đi qua phải chỉ đạo dỡ bỏ các đường ngang dân sinh bất hợp pháp. Tuy nhiên, đến bây giờ tại các tỉnh vẫn không thể giải quyết được do người dân tự ý mở để đi nên rất khó dỡ bỏ mặc dù ngành đường sắt đã liên tục yêu cầu các địa phương phải chấp hành theo đúng luật và điều lệ của đường ngang.
“Chúng tôi đã đề xuất rất nhiều nhưng có làm được hay không là do cơ quan chức năng. Chúng tôi được nhà nước giao quản lý đường sắt nhưng khi phát hiện thấy có đường ngang mở thì cũng chỉ có thể đi báo cơ quan địa phương, cơ quan công an, thanh tra giao thông… lập biên bản. Chúng tôi là một doanh nghiệp chứ không phải cơ quan nhà nước, cơ quan pháp luật nên lời nói của chúng tôi không có trọng lượng, việc quản lý vô cùng khó!,” ông Bình bức xúc.
Ông Bình cũng thừa nhận tình trạng đường ngang có từ lâu nhưng việc xóa bỏ triệt để là chưa làm được.
“Ngành đường sắt cũng đang hy vọng, năm 2012, khi Nghị quyết 88 của Chính phủ thực hiện, các địa phương được giao cho quản lý và xóa bỏ đường ngang nếu chưa làm được phải cắt cử người cảnh giới. Nếu làm được thì có thể giảm tai nạn,” ông Bình chia sẻ.
Đồng tình quan điểm đó, ông Tường cũng cho rằng, các đường ngang dân sinh sau khi làm đường gom và nâng cấp đường ngang nhân dân địa phương nhiều nơi không đồng ý và tuân thủ nên đã tự ý tháo ra để lấy lối đi.
“Thậm chí, nhiều trường hợp vi phạm sau khi chính quyền địa phương tới lập biên bản đã bàn giao phải tiến hành tháo dỡ nhưng chỉ vài tháng sau cưỡng chế người vi phạm cũng không thực hiện,” ông Tường nhấn mạnh./.
Thượng tá Trần Sơn, Phó Trưởng Phòng hướng dẫn Luật và Tuyên truyền, Cục cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt cho rằng, để giảm thiểu tai nạn đối với những trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường sắt sau khi bị xử lý, bàn giao cho chính quyền địa phương tiếp nhận quản lý mà để tái diễn vi phạm cần phải quy trách nhiệm cụ thể cho lãnh đạo địa phương này. Bên cạnh đó, cần phải đưa ra xét xử điểm đối với những trường hợp không tuân thủ quy định về pháp luật an toàn giao thông đường sắt gây ra tai nạn đau lòng. |
Việt Hùng (Vietnam+)