Tăng cường nguồn nhân lực Tiểu vùng sông Mekong

Các nước đã đánh giá việc thực hiện Khung chiến lược và Kế hoạch hành động Phát triển nguồn nhân lực ở GMS giai đoạn 2009-2012.
Dưới sự bảo trợ của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), kỳ họp thứ 10 củaNhóm làm việc Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đã diễn ra trong hai ngày 18-19/5tại thủ đô Vientiane của Lào.

Đại diện 6 nước thành viên gồm Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, TrungQuốc và Việt Nam, cùng các đối tác phát triển liên quan đến hợp tác phát triểnnguồn nhân lực ở Tiểu vùng đã tham dự hội nghị.

Tại kỳ họp, các đại biểu đã đánh giá việc thực hiện Khung chiến lược và Kếhoạch hành động Phát triển nguồn nhân lực ở GMS giai đoạn 2009-2012, nêu bậtnhững thách thức đang nổi lên đối với phát triển nguồn nhân lực, và những ưutiên cần đưa vào Khung chiến lược GMS giai đoạn 2012-2022 như giáo dục, pháttriển xã hội, lao động di cư, phòng chống HIV.

Đây cũng là dịp để các đại biểu trao đổi ý kiến và đưa ra các kiến nghịcủa Nhóm làm việc đối với sự hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong Tiểu vùngthập kỷ tới. Ngoài ra, kỳ họp còn thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến pháttriển nguồn nhân lực và các vấn đề các bên cùng quan tâm.

Đoàn Việt Nam đã có những đóng góp được hội nghị quan tâm, trong đó cótham luận vấn đề về kỹ năng nghề ở các nước Tiểu vùng Mekong để đến năm 2015 cácnước trong ASEAN công nhận kỹ năng nghề lẫn nhau, thuận lợi cho việc trao đổinguồn nhân lực.

Các vấn đề chiến lược được nêu ở cấp Nhóm làm việc GMS về phát triển nguồnnhân lực sẽ được trình lên các hội nghị sắp tới như Hội nghị Bộ trưởng GMS lầnthứ 17, Hội nghị cấp cao GMS lần thứ tư.

Hợp tác phát triển nguồn nhân lực ở Tiểu vùng GMS là một trong những lĩnhvực hợp tác mang tính chiến lược thuộc chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùngMekong mở rộng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.