Ngày 8/12, Hội nghị tổng kết Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA)” đã diễn ra tại Hà Nội.
Hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đại diện các cơ quan Trung ương quản lý kiểm soát môi trường, các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam, Bến Tre đã tham dự và thảo luận nhiều nội dung trong hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Trưởng ban chỉ đạo Dự án PCDA Bùi Cách Tuyến đánh giá qua hơn 5 năm triển khai (từ 2005 đến nay), PCDA đã đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra, hiệu quả rõ rệt trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với 4 địa phương được lựa chọn để triển khai dự án.
Cụ thể, PCDA đã tổ chức 33 khóa đào tạo, tập huấn cho 1.700 lượt cán bộ thuộc các cơ quan quản lý môi trường; 113 Hội thảo phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ môi trường cho trên 11.000 lượt cán bộ cấp xã và cộng đồng. Dưới sự hỗ trợ của PCDA, 28 văn bản quy phạm pháp luật cấp Trung ương, 18 quyết định hành chính cấp địa phương đã được xây dựng và ban hành và 55 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về công tác kiểm soát ô nhiễm (KSON), quản lý môi trường đã được xây dựng và ấn phẩm.
Với mục tiêu nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở tại các khu vực đông dân nghèo thông qua nâng cao nhận thức và thúc đẩy tham gia cộng đồng, nội dung hoạt động của PCDA được tất cả các cơ quan thành viên dự án đánh giá là rộng rãi, bao trùm, hướng tới tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng cấp cơ sở.
Được sự hỗ trợ của PCDA, cả 4 tỉnh tham gia Hợp phần đã xây dựng Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp tỉnh, dựa vào Khung Kế hoạch hành động KSON. Bên cạnh đó, PCDA còn giúp tạo dựng được mối quan hệ phối hợp trong công tác giữa sở tài nguyên và môi trường các tỉnh với các sở, ban, ngành khác, các huyện, thị và cộng đồng dân cư trong các khâu từ lập kế hoạch bảo vệ môi trường, phân bổ kinh phí và thực hiện dự án.
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những địa bàn triển khai dự án, đã xây dựng và ban hành nhiều quy định về quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các sở, ban, ngành trong tỉnh đã xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020, trong đó đã lồng ghép nội dung Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm.
Hiện nay, ngành đang thực hiện một số đề án bảo vệ môi trường khác như trong nông nghiệp và nông thôn, trong ngành khai thác khoáng sản, kế hoạch bảo vệ sông Cầu, kế hoạch đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, truyền thông bảo vệ môi trường... Đối với tỉnh Hà Nam, Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết trong đó nhấn mạnh từ nay đến năm 2015, có 95% rác thành phố và 50% rác nông thôn phải được xử lý, 95% số xã có nhà máy nước sạch hợp vệ sinh.
Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA)” là một trong 5 hợp phần của Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam-Đan Mạch (DCE), trong lĩnh vực môi trường với mục tiêu dài hạn là “Cải thiện chất lượng môi trường ở các vùng tập trung đông dân nghèo, duy trì ở các mức độ có thể chấp nhận được” và 3 mục tiêu trước mắt là: Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; Công cụ pháp lý và Kiến thức chuyên môn được cung cấp từ cấp Trung ương để thực hiện công tác kiểm soát ô nhiễm.
Bên cạnh việc tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm chung cho hệ thống cơ quan quản lý ở cấp Trung ương và cấp tỉnh trên phạm vi toàn quốc, các hoạt động của Hợp phần được tập trung triển khai ở 4 trong 6 tỉnh thuộc Chương trình DCE là Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam, Bến Tre./.
Hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đại diện các cơ quan Trung ương quản lý kiểm soát môi trường, các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam, Bến Tre đã tham dự và thảo luận nhiều nội dung trong hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Trưởng ban chỉ đạo Dự án PCDA Bùi Cách Tuyến đánh giá qua hơn 5 năm triển khai (từ 2005 đến nay), PCDA đã đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra, hiệu quả rõ rệt trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với 4 địa phương được lựa chọn để triển khai dự án.
Cụ thể, PCDA đã tổ chức 33 khóa đào tạo, tập huấn cho 1.700 lượt cán bộ thuộc các cơ quan quản lý môi trường; 113 Hội thảo phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ môi trường cho trên 11.000 lượt cán bộ cấp xã và cộng đồng. Dưới sự hỗ trợ của PCDA, 28 văn bản quy phạm pháp luật cấp Trung ương, 18 quyết định hành chính cấp địa phương đã được xây dựng và ban hành và 55 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về công tác kiểm soát ô nhiễm (KSON), quản lý môi trường đã được xây dựng và ấn phẩm.
Với mục tiêu nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở tại các khu vực đông dân nghèo thông qua nâng cao nhận thức và thúc đẩy tham gia cộng đồng, nội dung hoạt động của PCDA được tất cả các cơ quan thành viên dự án đánh giá là rộng rãi, bao trùm, hướng tới tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng cấp cơ sở.
Được sự hỗ trợ của PCDA, cả 4 tỉnh tham gia Hợp phần đã xây dựng Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp tỉnh, dựa vào Khung Kế hoạch hành động KSON. Bên cạnh đó, PCDA còn giúp tạo dựng được mối quan hệ phối hợp trong công tác giữa sở tài nguyên và môi trường các tỉnh với các sở, ban, ngành khác, các huyện, thị và cộng đồng dân cư trong các khâu từ lập kế hoạch bảo vệ môi trường, phân bổ kinh phí và thực hiện dự án.
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những địa bàn triển khai dự án, đã xây dựng và ban hành nhiều quy định về quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các sở, ban, ngành trong tỉnh đã xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020, trong đó đã lồng ghép nội dung Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm.
Hiện nay, ngành đang thực hiện một số đề án bảo vệ môi trường khác như trong nông nghiệp và nông thôn, trong ngành khai thác khoáng sản, kế hoạch bảo vệ sông Cầu, kế hoạch đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, truyền thông bảo vệ môi trường... Đối với tỉnh Hà Nam, Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết trong đó nhấn mạnh từ nay đến năm 2015, có 95% rác thành phố và 50% rác nông thôn phải được xử lý, 95% số xã có nhà máy nước sạch hợp vệ sinh.
Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA)” là một trong 5 hợp phần của Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam-Đan Mạch (DCE), trong lĩnh vực môi trường với mục tiêu dài hạn là “Cải thiện chất lượng môi trường ở các vùng tập trung đông dân nghèo, duy trì ở các mức độ có thể chấp nhận được” và 3 mục tiêu trước mắt là: Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; Công cụ pháp lý và Kiến thức chuyên môn được cung cấp từ cấp Trung ương để thực hiện công tác kiểm soát ô nhiễm.
Bên cạnh việc tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm chung cho hệ thống cơ quan quản lý ở cấp Trung ương và cấp tỉnh trên phạm vi toàn quốc, các hoạt động của Hợp phần được tập trung triển khai ở 4 trong 6 tỉnh thuộc Chương trình DCE là Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam, Bến Tre./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)