Tạo điều kiện tốt nhất cho giải quyết khiếu nại, tố cáo

Tiếp phiên họp thứ 20, sáng 19/8, Thường vụ QH nghe và cho ý kiến vào một số vấn đề lớn còn khác nhau của dự án Luật tiếp công dân.
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 20, sáng 19/8, Thường vụ Quốc hội đã nghe vàcho ý kiến vào một số vấn đề lớn còn khác nhau của dự án Luật tiếp công dân.

Đa số ý kiến Thường vụ Quốc hội tán thành với việc cần thiết ban hành và nộidung, bố cục của dự thảo Luật. Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng để bảo đảmhiệu quả, hoạt động tiếp công dân phải được đặt trong mối liên hệ với việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo và là khâu tiền đề cho quá trình giải quyết khiếu nại,tố cáo. Theo đó, tiếp công dân là hoạt động thường xuyên, là trách nhiệm của mọicơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là những cơ quan hành chínhnhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá dự thảo Luật được chuẩn bị khákỹ, có kinh nghiệm, tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần giải quyết thêm. Vấn đềquan trọng đặt ra là giải quyết nội dung đơn thư sau khi tiếp dân ra sao, tínhchất pháp lý của việc giải quyết sau khi tiếp dân đó. Dự thảo Luật cần làm rõtrách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người được phân công trực tiếp thực hiện nhiệmvụ tiếp công dân để giải quyết thấu đáo các ý kiến, kiến nghị, khiếu nại củacông dân, tránh lòng vòng, để dân tâm phục khẩu phục, không tiếp tục khiếu kiệnlên cấp trên, giảm tối đa số vụ việc tồn đọng, vượt cấp.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng có làm rõ được câu chuyện giải quyết kiến nghị,khiếu nại tố cáo của dân, mới mở văn phòng tiếp dân, nếu không giải quyết đượcvấn đề này, chỉ nên đặt một trụ sở tiếp công dân ở Trung ương.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhận định băn khoăn của Chủ tịchQuốc hội cũng là trăn trở lớn nhất của Ủy ban. Ủy ban và cơ quan soạn thảo đã bốtrí lại bố cục của dự thảo Luật theo hướng tách Chương IV - “Trụ sở tiếp côngdân, việc tiếp công dân ở cấp bộ, cấp sở, cấp xã” thành hai chương để phân biệtgiữa mô hình tiếp công dân tập trung và mô hình tiếp công dân của các cơ quannhà nước; gắn quy định trách nhiệm của người đứng đầu với trách nhiệm của các cơquan này trong công tác tiếp dân nhằm phân biệt với trách nhiệm tổ chức tiếpcông dân của các cơ quan dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sựnghiệp công lập.

Tiếp thu ý kiến của Chủ tịch, Ủy ban sẽ đề nghị bổ sung thêm quy định để gắnkết trách nhiệm giữa các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết cho được ý kiến,kiến nghị, khiếu kiện của công dân.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết giải quyết khiếu nại,tố cáo chủ yếu do cấp tỉnh và cấp huyện, việc tách chương IV thành hai chương sẽquy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước, của lãnh đạo vàcán bộ chuyên môn trong tiếp công dân. Ước tính với quy định hiện nay, gần 5%quỹ thời gian của lãnh đạo dành cho tiếp dân. Để cải thiện tốt hơn công tác tiếpdân, dự thảo Luật sẽ gắn chặt trách nhiệm của giám đốc sở trong việc giải quyếtý kiến, kiến nghị của dân, ấn định cụ thể thời hạn trả lời cho công dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Nguyễn Kim Khoa đặt vấn đề: Luật có xử lýđược vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân vòng vo từ dưới lên trên, từ cơquan này sang cơ quan khác? Phải chăng Luật tiếp công dân chỉ là để quy định cánbộ công chức tiếp nhận đơn thư rồi gửi sang cơ quan khác?. Vậy giải quyết khiếunại, tố cáo phải bắt đầu từ đâu, quy định ở Luật nào?

Ông Nguyễn Kim Khoa nhìn nhận: tiếp dân là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước,việc phản ánh là quyền của công dân, có trụ sở tiếp công dân, có tiếp nhận ýkiến, kiến nghị của công dân thì phải trả lời được dân, là nơi một cửa để giảiquyết đơn thư của dân. Nếu không làm được việc này, Luật Tiếp công dân chỉ làmột quy trình của Luật khiếu nại tố cáo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng chỉ nên có một trụ sở tiếp côngdân ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện chỉ là văn phòng tiếp công dân. Cần làm rõkhái niệm tiếp công dân thường xuyên, bởi đã thường xuyên là không kể giờ giấc,không chỉ trong giờ hành chính. Đây cũng là quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban cácvấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị xem xét lại nội dung quy địnhgiao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về việc tiếp công dân của cáccơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhândân các cấp, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp được quy định tại Điều 27 thuộcChương V.

Dưới góc độ là đơn vị giúp cho các cơ quan của Quốc hội trong việc tiếp côngdân, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền đề nghị làm rõ địa vị pháp lý của trụsở tiếp công dân các cấp, mối quan hệ phối hợp của các ngành, các cơ quan cótrách nhiệm phải có mặt ở đó để giải quyết hay trụ sở tiếp công dân chỉ là nơitiếp nhận; đồng thời phải phân định rõ trách nhiệm chuyển giao nhiệm vụ tiếpcông dân tại trụ sở tiếp công dân, có bộ phận hướng dẫn chuyển tiếp đến cơ quancó thẩm quyền, có sự phối hợp giữa cấp Trung ương và địa phương để người dânkhông khiếu kiện vượt cấp. Những quy định này đều phải làm rõ trong dự thảoLuật.

Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, công dân đến trụ sở tiếp công dân là để phảnảnh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Quy trình giải quyết đầu tiên phải phân loạixem công dân đến có đúng địa chỉ không, tiếp đó, làm rõ vấn đề thẩm quyền do bênnào có trách nhiệm giải quyết, giải quyết trong thời hạn bao lâu, người nhậntiếp công dân là phải trả lời người dân, có trách nhiệm đến cùng. Luật phải quyđịnh rõ, không thể chung chung, không ai có trách nhiệm./.

Chu Thanh Vân (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Hoàng Văn Thắng và đồng chí Nguyễn Thành Rum.