Ngày 7/6, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thảo đã ký quyết định tạm đình chỉ hoạt động bốn nhà máy trên địa bàn do cố tình không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Các nhà máy bị đình chỉ gồm Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc doanh nghiệp tư nhân Hoàng Hoa; Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Tây An; Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Doanh nghiệp tư nhân Hồng Châu cùng địa chỉ tại ấp Tân Trung, xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh và Nhà máy sản xuất gạch Hoàng Dung, địa chỉ ấp Lộc Châu, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng.
Sau khi xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải, các nhà máy kể trên mới được phép hoạt động trở lại.
Các nhà máy này bị Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh đưa vào “Danh sách đen” kể từ tháng 8/2008, phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nhưng đã gần ba năm nay vẫn không khắc phục, để nước thải, khí thải và chất thải rắn chưa xử lý lan ra môi trường và gây bức xúc cho người dân sống xung quanh, mặc dù các ngành chức năng đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở và xử lý vi phạm.
Theo Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Tây Ninh, từ năm 2007 tỉnh Tây Ninh đã đưa vào “Danh sách đen” 108 nhà máy chế biến tinh bột sắn, cao su, gạch, cơ sở y tế thuộc diện phải xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định giai đoạn 2007-2010, nhưng đến giữa năm nay chỉ có 87 cơ sở nghiêm túc thực hiện, không còn gây ô nhiễm, còn lại 21 cơ sở vì những lý do khác nhau vẫn chưa thực hiện.
Sắp tới các cơ sở này không nghiêm túc thực hiện theo quy định, sẽ buộc phải ngừng hoạt động, giải thể hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất để khắc phục ô nhiễm môi trường./.
Các nhà máy bị đình chỉ gồm Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc doanh nghiệp tư nhân Hoàng Hoa; Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Tây An; Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Doanh nghiệp tư nhân Hồng Châu cùng địa chỉ tại ấp Tân Trung, xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh và Nhà máy sản xuất gạch Hoàng Dung, địa chỉ ấp Lộc Châu, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng.
Sau khi xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải, các nhà máy kể trên mới được phép hoạt động trở lại.
Các nhà máy này bị Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh đưa vào “Danh sách đen” kể từ tháng 8/2008, phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nhưng đã gần ba năm nay vẫn không khắc phục, để nước thải, khí thải và chất thải rắn chưa xử lý lan ra môi trường và gây bức xúc cho người dân sống xung quanh, mặc dù các ngành chức năng đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở và xử lý vi phạm.
Theo Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Tây Ninh, từ năm 2007 tỉnh Tây Ninh đã đưa vào “Danh sách đen” 108 nhà máy chế biến tinh bột sắn, cao su, gạch, cơ sở y tế thuộc diện phải xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định giai đoạn 2007-2010, nhưng đến giữa năm nay chỉ có 87 cơ sở nghiêm túc thực hiện, không còn gây ô nhiễm, còn lại 21 cơ sở vì những lý do khác nhau vẫn chưa thực hiện.
Sắp tới các cơ sở này không nghiêm túc thực hiện theo quy định, sẽ buộc phải ngừng hoạt động, giải thể hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất để khắc phục ô nhiễm môi trường./.
Lê Đức Hoảnh (TTXVN/Vietnam+)