Ngày 12/3, hàng nghìn người thuộc phe "áo đỏ" ủng hộ cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã bắt đầu các cuộc tuần hành để chuẩn bị cho cuộc biểu tình quy mô lớn chống chính phủ dự kiến diễn ra tại thủ đô Bangkok vào ngày 14/3 tới.
Theo các nguồn tin, khoảng 4.000 người đã tuần hành ở Bangkok, trong khi khoảng 30.000 người khác, trong đó có 20.000 người ở Chiang Mai và 10.000 người ở tỉnh Udon Thani, đã tập trung tại khu vực nông thôn phía Bắc Thái Lan để chuẩn bị kéo về các khu vực trọng điểm ở thủ đô vào ngày 14/3.
Ngoài ra, hàng nghìn người cũng đã tập trung ở các tỉnh khác để chuẩn bị cho cuộc biểu tình sắp tới.
Đây sẽ là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất của lực lượng "áo đỏ" kể từ sau cuộc bạo động ở Bangkok tháng 4/2009, làm hai người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Phe "áo đỏ," do Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) lãnh đạo, cho biết cuộc biểu tình ước tính có sự tham gia của khoảng 1 triệu người, trong khi giới chức an ninh Thái Lan dự đoán khoảng 70.000 - 100.000 người sẽ tham gia biểu tình.
Các thủ lĩnh UDD cho biết cuộc biểu tình sẽ diễn ra trong hòa bình nhằm mục đích lật đổ chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, yêu cầu giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm.
Để đảm bảo an ninh ở thủ đô Bangkok, Thái Lan đã huy động 50.000 nhân viên an ninh và ban bố Luật an ninh nội địa (ISA).
Phó Thủ tướng Thái Lan phụ trách vấn đề an ninh Suthep Thaugsuban ngày 12/3 đã loại trừ khả năng xảy ra nội chiến và hy vọng sẽ không xảy ra đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng an ninh.
Ông đồng thời cho biết chính phủ sẽ bắt giữ các thủ lĩnh UDD nếu họ kích động bạo lực trong thời gian diễn ra biểu tình.
Trong khi đó, Bộ Chỉ huy các chiến dịch an ninh nội địa (ISOC) và Bộ Ngoại giao Thái Lan đã lập hai đường dây nóng để giải đáp và giúp người nước ngoài hiểu rõ hơn về tình hình an ninh ở Thái Lan, đồng thời khuyến cáo du khách nước ngoài tránh đến các địa điểm biểu tình của phe "áo đỏ."
Các trạm kiểm tra an ninh cũng được tăng cường tại thủ đô Bangkok từ đêm 11/3, trong khi một số tuyến đường gần những khu vực trọng yếu tạm thời bị phong tỏa.
Bộ Y tế Thái Lan cho biết đã chuẩn bị sẵn kho dự trữ máu và bình ôxy phục vụ hoạt động sơ cứu khi cần thiết.
Nhiều cơ quan và trường học ở Bangkok cũng đã phải đóng cửa, trong khi nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà.
Các nhân viên an ninh được vũ trang đã tăng cường hoạt động tuần tra bên ngoài nhiều ngân hàng và tòa nhà chính phủ sau khi chính quyền cảnh báo nguy cơ phá hoại, bao gồm cả hỏa hoạn và đánh bom.
Ngày 12/3, Thủ tướng Abhisit cho biết ông sẵn sàng từ chức hoặc giải tán Quốc hội nếu điều đó có thể giúp giải quyết được tình hình xung đột chính trị ở nước này, đồng thời nhấn mạnh "đảo chính là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
Ông cũng bảo đảm với công chúng rằng chính phủ sẽ không làm bất kỳ điều gì khiến tình hình thêm căng thẳng và mọi quyết định đưa ra đều vì lợi ích của đất nước./.
Theo các nguồn tin, khoảng 4.000 người đã tuần hành ở Bangkok, trong khi khoảng 30.000 người khác, trong đó có 20.000 người ở Chiang Mai và 10.000 người ở tỉnh Udon Thani, đã tập trung tại khu vực nông thôn phía Bắc Thái Lan để chuẩn bị kéo về các khu vực trọng điểm ở thủ đô vào ngày 14/3.
Ngoài ra, hàng nghìn người cũng đã tập trung ở các tỉnh khác để chuẩn bị cho cuộc biểu tình sắp tới.
Đây sẽ là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất của lực lượng "áo đỏ" kể từ sau cuộc bạo động ở Bangkok tháng 4/2009, làm hai người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Phe "áo đỏ," do Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) lãnh đạo, cho biết cuộc biểu tình ước tính có sự tham gia của khoảng 1 triệu người, trong khi giới chức an ninh Thái Lan dự đoán khoảng 70.000 - 100.000 người sẽ tham gia biểu tình.
Các thủ lĩnh UDD cho biết cuộc biểu tình sẽ diễn ra trong hòa bình nhằm mục đích lật đổ chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, yêu cầu giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm.
Để đảm bảo an ninh ở thủ đô Bangkok, Thái Lan đã huy động 50.000 nhân viên an ninh và ban bố Luật an ninh nội địa (ISA).
Phó Thủ tướng Thái Lan phụ trách vấn đề an ninh Suthep Thaugsuban ngày 12/3 đã loại trừ khả năng xảy ra nội chiến và hy vọng sẽ không xảy ra đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng an ninh.
Ông đồng thời cho biết chính phủ sẽ bắt giữ các thủ lĩnh UDD nếu họ kích động bạo lực trong thời gian diễn ra biểu tình.
Trong khi đó, Bộ Chỉ huy các chiến dịch an ninh nội địa (ISOC) và Bộ Ngoại giao Thái Lan đã lập hai đường dây nóng để giải đáp và giúp người nước ngoài hiểu rõ hơn về tình hình an ninh ở Thái Lan, đồng thời khuyến cáo du khách nước ngoài tránh đến các địa điểm biểu tình của phe "áo đỏ."
Các trạm kiểm tra an ninh cũng được tăng cường tại thủ đô Bangkok từ đêm 11/3, trong khi một số tuyến đường gần những khu vực trọng yếu tạm thời bị phong tỏa.
Bộ Y tế Thái Lan cho biết đã chuẩn bị sẵn kho dự trữ máu và bình ôxy phục vụ hoạt động sơ cứu khi cần thiết.
Nhiều cơ quan và trường học ở Bangkok cũng đã phải đóng cửa, trong khi nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà.
Các nhân viên an ninh được vũ trang đã tăng cường hoạt động tuần tra bên ngoài nhiều ngân hàng và tòa nhà chính phủ sau khi chính quyền cảnh báo nguy cơ phá hoại, bao gồm cả hỏa hoạn và đánh bom.
Ngày 12/3, Thủ tướng Abhisit cho biết ông sẵn sàng từ chức hoặc giải tán Quốc hội nếu điều đó có thể giúp giải quyết được tình hình xung đột chính trị ở nước này, đồng thời nhấn mạnh "đảo chính là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
Ông cũng bảo đảm với công chúng rằng chính phủ sẽ không làm bất kỳ điều gì khiến tình hình thêm căng thẳng và mọi quyết định đưa ra đều vì lợi ích của đất nước./.
(TTXVN/Vietnam+)