Tổng thư ký Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC) Suthipol Thaweechaikarn ngày 21/4 cho biết EC đã gửi đơn lên Tòa án Hiến pháp Thái Lan đề nghị giải tán Đảng Dân chủ cầm quyền.
Trong đơn, EC cáo buộc Đảng Dân chủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã gây quỹ chính trị một cách trái phép.
Theo tờ Bưu điện Bangkok, quyết định trên được EC đưa ra tại cuộc họp gồm bốn ủy viên, riêng Chủ tịch EC vắng mặt do cáo bệnh. Trước đó, ngày 12/4, EC tuyên bố Đảng Dân chủ đã gây quỹ trái luật đối với khoản tiền 258 triệu bath (7,98 triệu USD) từ Công ty TPI Polene năm 2005, và nhất trí sẽ đề nghị Tòa án Hiến pháp ra lệnh giải tán Đảng Dân chủ.
Hiến pháp Thái Lan nghiêm cấm một chính đảng nhận khoản đóng góp vượt quá 10 triệu bath (309.310 USD) từ bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào. Hiện EC vẫn chưa quyết định khi nào sẽ gửi đơn lên Văn phòng Tổng trưởng lý, do còn thiếu khung thời gian yêu cầu xử lý vụ việc này.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Abhisit ngày 21/4 tuyên bố sẵn sàng thương lượng với Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD), với điều kiện UDD đồng ý chấm dứt leo thang bạo lực.
Người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan Panitan Wattanayagorn cho biết Thủ tướng Abhisit sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với phe "áo đỏ" về những điều kiện cho việc tổ chức bầu cử và sửa đổi hiến pháp. Chính phủ để ngỏ khả năng đàm phán và thương lượng miễn là "UDD hành động theo hướng không gây căng thẳng."
Tuy nhiên, ông Panitan không đưa ra bình luận nào về lời đề nghị đàm phán thông qua vai trò trung gian của bên thứ ba mà UDD vừa đưa ra vài giờ trước đó.
Liên quan đến vụ đụng độ đẫm máu hôm 10/4 ở Bangkok, Quân đội Thái Lan ngày 21/4 bác bỏ một nguồn tin báo chí nói rằng phóng viên người Nhật Bản Hiro Muramoto bị quân đội bắn chết.
Công tác điều tra nguyên nhân cái chết của phóng viên hãng Reuters này vẫn đang được tiếp tục và chưa có kết luận chính thức./.
Trong đơn, EC cáo buộc Đảng Dân chủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã gây quỹ chính trị một cách trái phép.
Theo tờ Bưu điện Bangkok, quyết định trên được EC đưa ra tại cuộc họp gồm bốn ủy viên, riêng Chủ tịch EC vắng mặt do cáo bệnh. Trước đó, ngày 12/4, EC tuyên bố Đảng Dân chủ đã gây quỹ trái luật đối với khoản tiền 258 triệu bath (7,98 triệu USD) từ Công ty TPI Polene năm 2005, và nhất trí sẽ đề nghị Tòa án Hiến pháp ra lệnh giải tán Đảng Dân chủ.
Hiến pháp Thái Lan nghiêm cấm một chính đảng nhận khoản đóng góp vượt quá 10 triệu bath (309.310 USD) từ bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào. Hiện EC vẫn chưa quyết định khi nào sẽ gửi đơn lên Văn phòng Tổng trưởng lý, do còn thiếu khung thời gian yêu cầu xử lý vụ việc này.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Abhisit ngày 21/4 tuyên bố sẵn sàng thương lượng với Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD), với điều kiện UDD đồng ý chấm dứt leo thang bạo lực.
Người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan Panitan Wattanayagorn cho biết Thủ tướng Abhisit sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với phe "áo đỏ" về những điều kiện cho việc tổ chức bầu cử và sửa đổi hiến pháp. Chính phủ để ngỏ khả năng đàm phán và thương lượng miễn là "UDD hành động theo hướng không gây căng thẳng."
Tuy nhiên, ông Panitan không đưa ra bình luận nào về lời đề nghị đàm phán thông qua vai trò trung gian của bên thứ ba mà UDD vừa đưa ra vài giờ trước đó.
Liên quan đến vụ đụng độ đẫm máu hôm 10/4 ở Bangkok, Quân đội Thái Lan ngày 21/4 bác bỏ một nguồn tin báo chí nói rằng phóng viên người Nhật Bản Hiro Muramoto bị quân đội bắn chết.
Công tác điều tra nguyên nhân cái chết của phóng viên hãng Reuters này vẫn đang được tiếp tục và chưa có kết luận chính thức./.
(TTXVN/Vietnam+)