Thảm họa cháy rừng nghiêm trọng tại Pháp kéo dài sang ngày thứ 4

Do nắng nóng và gió lớn, thảm họa cháy rừng nghiêm trọng nhất trong mùa Hè năm nay của Pháp vẫn chưa thể khống chế, bất chấp hơn 1.200 nhân viên cứu hỏa đã được triển khai.
Khói bốc lên tại đám cháy rừng ở vùng Var, miền Nam nước Pháp ngày 17/8/2021.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Khói bốc lên tại đám cháy rừng ở vùng Var, miền Nam nước Pháp ngày 17/8/2021.(Ảnh: AFP/TTXVN)

Cháy rừng gần khu nghỉ dưỡng Riviera của thành phố Saint-Tropez (Pháp) đã kéo dài sang ngày thứ 4 bất chấp hơn 1.200 nhân viên cứu hỏa đã được triển khai.

Đây là thảm họa cháy rừng nghiêm trọng nhất trong mùa Hè năm nay của Pháp sau khi bùng phát vào tối 16/8 tại khu bảo tồn thiên nhiên Plain des Maures.

Theo báo cáo của giới chức Pháp, công tác cứu hỏa gặp nhiều khó khăn do thời tiết nắng nóng và gió lớn. Hiện cơ quan chức năng nước này đã sơ tán khoảng 7.000 người tại khu vực bị ảnh hưởng.

Cháy rừng cũng đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 2 người, thiêu rụi diện tích khoảng 5.000ha đất rừng, vườn nho…

Đến tối 17/8 (giờ địa phương), đám cháy lan rộng về phía Bắc và lực lượng cứu hỏa đang tranh thủ khống chế khi nhiệt độ hạ hơn và gió không còn to như ban ngày.

Đây là trận cháy rừng mới nhất xảy ra tại khu vực Địa Trung Hải. Trong vài tuần qua, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Algeria đã hứng chịu thảm họa cháy rừng nghiêm trọng.

Riêng tại Algeria, cháy rừng đã khiến ít nhất 90 người thiệt mạng.

[Pháp: Huy động 1.200 lính cứu hỏa để khống chế cháy rừng]

Tháng Bảy năm nay được giới khoa học nhận định là một trong những tháng Bảy nóng nhất của thế giới kể từ khi dữ liệu về thời tiết được ghi chép trong 146 năm qua.

Giới khoa học chỉ rõ rằng các thảm họa tự nhiên như cháy rừng, bão lũ…hiện nay là do tác động của biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học thậm chí còn cảnh báo tần suất xảy ra các thảm họa này sẽ còn gia tăng, do đó con người cần có hành động ngay lập tức để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, giới chức Maroc ngày 17/8 thông báo lực lượng chức năng nước này đã hoàn toàn khống chế được cháy rừng kéo dài nhiều qua tại thành phố du lịch miền Bắc Chefchaouen.

Báo cáo cho thấy, đợt cháy rừng này đã thiêu rụi 1.100ha đất rừng.

Hiện, cơ quan chức năng Maroc đang mở cuộc điều tra nhằm xác định nguyên nhân./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.