Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ngày 19/8 cho biết thâm hụt ngân sách liên bang sẽ lên tới 1.340 tỉ USD trong tài khóa 2010 (kết thúc vào ngày 30/9), tương đương 9,1% tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Mỹ và là mức thâm hụt lớn thứ hai của Mỹ trong vòng 65 năm qua.
Theo phát biểu của nhà kinh tế hàng đầu của Viện Kinh doanh Mỹ (AEI), Vincent Reinhart, trên kênh truyền hình Bloomberg, thâm hụt ngân sách trở thành vấn đề trung tâm của cuộc bầu cử quốc hội Mỹ vào tháng 11 tới.
Ông cho rằng Mỹ phải ban hành chính sách giảm thâm hụt ngân sách để kích thích phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng.
Thâm hụt ngân sách của năm tài chính 2011 được dự báo vẫn ở mức trên 1.000 tỉ USD, trong khi thâm hụt ngân sách trong thập kỷ tới sẽ lên tới 6.270 tỷ USD, tăng so với mức dự báo 5.990 tỷ hồi tháng Ba.
Liên quan triển vọng kinh tế, CBO dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,8% trong tài khóa 2010 và 2,0% trong tài khóa 2011.
Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ giảm chậm, xuống còn 9,3% vào cuối năm nay và 8,8% vào cuối năm sau.
Trong khi đó, theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 14/8 bất ngờ tăng mạnh lên tới 500.000 người, mức cao nhất kể từ tháng 11/2009.
Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn trì trệ khi các công ty Mỹ tiếp tục tăng nhịp độ sa thải nhân viên vượt quá mức đánh giá bi quan nhất của các nhà kinh tế.
Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng Bảy vừa qua vẫn cao ở mức 9,5%./.
Theo phát biểu của nhà kinh tế hàng đầu của Viện Kinh doanh Mỹ (AEI), Vincent Reinhart, trên kênh truyền hình Bloomberg, thâm hụt ngân sách trở thành vấn đề trung tâm của cuộc bầu cử quốc hội Mỹ vào tháng 11 tới.
Ông cho rằng Mỹ phải ban hành chính sách giảm thâm hụt ngân sách để kích thích phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng.
Thâm hụt ngân sách của năm tài chính 2011 được dự báo vẫn ở mức trên 1.000 tỉ USD, trong khi thâm hụt ngân sách trong thập kỷ tới sẽ lên tới 6.270 tỷ USD, tăng so với mức dự báo 5.990 tỷ hồi tháng Ba.
Liên quan triển vọng kinh tế, CBO dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,8% trong tài khóa 2010 và 2,0% trong tài khóa 2011.
Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ giảm chậm, xuống còn 9,3% vào cuối năm nay và 8,8% vào cuối năm sau.
Trong khi đó, theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 14/8 bất ngờ tăng mạnh lên tới 500.000 người, mức cao nhất kể từ tháng 11/2009.
Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn trì trệ khi các công ty Mỹ tiếp tục tăng nhịp độ sa thải nhân viên vượt quá mức đánh giá bi quan nhất của các nhà kinh tế.
Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng Bảy vừa qua vẫn cao ở mức 9,5%./.
(TTXVN/Vietnam+)