Trong báo cáo mới nhất về thị trường bán lẻ của Việt Nam, trang mạng Research and Markets khẳng định Việt Nam là một trong năm thị trường bán lẻ sinh nhiều lời nhất trên thế giới.
Research and Markets, mạng chuyên cung cấp thông tin tư liệu và nghiên cứu thị trường, nhận định với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,8% trong năm 2010, những thay đổi trong luật định có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và với thực tế ngày càng có nhiều người tiêu dùng hướng tới khái niệm hàng bán lẻ hiện đại, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng khoảng 23%/năm trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014.
Báo cáo nghiên cứu "Dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam đến năm 2014" viết rằng các kênh bán lẻ hiện đại sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển trong tương lai tại Việt Nam. Sức mua tăng, cách sống thay đổi và ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây là một số lực đẩy chính đối với sự phát triển tại nước này.
Research and Markets cũng dự đoán rằng trong vài năm tới các công ty bán lẻ nước ngoài sẽ củng cố vị trí của mình và tăng cường thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Theo Research and Markets, trong thời gian qua nhu cầu đối với hàng tiêu dùng tăng mạnh tại Việt Nam, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Lĩnh vực sản xuất hàng điện tử đã có nhiều liên doanh với các công ty nước ngoài để sản xuất hàng với nhãn hiệu nội địa, trong khi đó khu vực may mặc phát triển tốt và hướng tới sản xuất để xuất khẩu.
Trang mạng nói trên cũng nhận định rằng lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm và đồ dùng trong nhà vệ sinh chưa có những cơ sở sản xuất mạnh, và có một số khó khăn trong việc phát triển tại thị trường Việt Nam liên quan tới chính sách của chính phủ cùng việc quản lý chuỗi cung ứng và mặt bằng cho hoạt động bán lẻ./.
Research and Markets, mạng chuyên cung cấp thông tin tư liệu và nghiên cứu thị trường, nhận định với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,8% trong năm 2010, những thay đổi trong luật định có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và với thực tế ngày càng có nhiều người tiêu dùng hướng tới khái niệm hàng bán lẻ hiện đại, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng khoảng 23%/năm trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014.
Báo cáo nghiên cứu "Dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam đến năm 2014" viết rằng các kênh bán lẻ hiện đại sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển trong tương lai tại Việt Nam. Sức mua tăng, cách sống thay đổi và ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây là một số lực đẩy chính đối với sự phát triển tại nước này.
Research and Markets cũng dự đoán rằng trong vài năm tới các công ty bán lẻ nước ngoài sẽ củng cố vị trí của mình và tăng cường thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Theo Research and Markets, trong thời gian qua nhu cầu đối với hàng tiêu dùng tăng mạnh tại Việt Nam, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Lĩnh vực sản xuất hàng điện tử đã có nhiều liên doanh với các công ty nước ngoài để sản xuất hàng với nhãn hiệu nội địa, trong khi đó khu vực may mặc phát triển tốt và hướng tới sản xuất để xuất khẩu.
Trang mạng nói trên cũng nhận định rằng lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm và đồ dùng trong nhà vệ sinh chưa có những cơ sở sản xuất mạnh, và có một số khó khăn trong việc phát triển tại thị trường Việt Nam liên quan tới chính sách của chính phủ cùng việc quản lý chuỗi cung ứng và mặt bằng cho hoạt động bán lẻ./.
Kim Yến/Washington (Vietnam+)