Tại thị trường Singapore phiên 18/8, bất chấp đồng USD mạnh, giá vàng vẫn tăng do được hậu thuẫn bởi tâm lý lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và sức tăng trưởng yếu ớt của kinh tế toàn cầu.
Nhà đầu tư tỏ ra thất vọng khi cuộc họp thượng đỉnh Pháp-Đức vừa qua không đưa ra được giải pháp hiệu quả nào để đối phó với núi nợ công của khu vực.
Vào lúc 13 giờ 46 phút (giờ Việt Nam) ngày 18/8, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.793,7 USD/ounce, ghi dấu phiên tăng giá thứ tư liên tiếp. Giá vàng hiện chỉ thấp hơn 1,1% so với mức cao kỷ lục của mọi thời đại 1.813,79 USD/ounce lập trong tuần trước.
Theo Ronald Leung, một nhà giao dịch tại Lee Cheong Gold Dealers (có trụ sở ở Hong Kong, giá vàng đang trong giai đoạn ổn định, nhưng môi trường lãi suất thấp ở Mỹ và tình hình hỗn độn ở châu Âu sẽ đẩy giá lên.
Wang Tao, chuyên gia phân tích thị trường của hãng tin Anh Reuter cho biết, theo những phân tích kỹ thuật, giá vàng sẽ kháng cự ở mức 1.793 USD/ounce.
Nhìn lại thị trường New York phiên 17/8, giá vàng giao tháng 12/2011 tăng 8,8 USD lên 1.793,8 USD/ounce, dưới sự chi phối của hai nhân tố chính: sức ép lạm phát gia tăng và nhiều khả năng những nỗ lực của Pháp-Đức không giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực.
Những đề xuất của hai cường quốc này được các quốc gia thành viên trong Eurozone đón nhận khá lạnh nhạt. Nói chung, có thể nói Pháp và Đức đã thất bại trong việc thuyết phục nhà đầu tư rằng cuộc khủng hoảng nợ của khu vực có thể sớm được giải quyết.
Tại New York, giá vàng tăng sau khi thị trường nhận được thống kê cho hay, trong tháng 7/2011, giá của nhà sản xuất tăng với tốc độ mạnh nhất trong vòng 6 tháng qua.
Theo Bill O'Neill, cộng tác viên của hãng đầu tư hàng hóa LOGIC Advisors, thống kê trên là dấu hiệu rõ ràng cho thấy lạm phát đang tăng tốc - và đây là "điểm cộng" nữa cho thị trường vàng.
Hoạt động mua vàng cũng được khích lệ khi Tổng thống Venezuela Hugo Chavez phát biểu trên Đài truyền hình rằng ông có kế hoạch quốc hữu hóa ngành công nghiệp vàng để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.
Mặc dù Venezuela nắm giữ một số mỏ vàng lớn nhất Mỹ Latinh, nhưng sản lượng vàng của nước này chỉ tương đương 0,2% sản lượng vàng toàn cầu.
Mặc dù giá vàng đang đi lên nhưng Leo Larkin, chuyên gia phân tích thuộc Standard & Poor's dự báo giá vàng trong những tháng tới có thể quay về biên độ 1.450-1.550 USD/ounce, trong bối cảnh hoạt động mua vào đã được đẩy lên quá mạnh. Chỉ tính riêng trong 1 tháng rưỡi qua, giá vàng đã tăng khoảng 300 USD/ounce.
Trong một thông tin có liên quan, lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ phiên 17/8 tăng 0,72% lên 1.271,985 tấn.
Hội đồng vàng thế giới dự báo, nhu cầu vàng mặc dù giảm trong quý 2 vừa qua, nhưng vẫn tăng nếu tính chung toàn năm 2011, trong bối cảnh khách mua châu Á vẫn tiếp tục trữ vàng và nhu cầu tìm đến kim loại quý này như một "nơi trú ẩn an toàn" gia tăng./.
Nhà đầu tư tỏ ra thất vọng khi cuộc họp thượng đỉnh Pháp-Đức vừa qua không đưa ra được giải pháp hiệu quả nào để đối phó với núi nợ công của khu vực.
Vào lúc 13 giờ 46 phút (giờ Việt Nam) ngày 18/8, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.793,7 USD/ounce, ghi dấu phiên tăng giá thứ tư liên tiếp. Giá vàng hiện chỉ thấp hơn 1,1% so với mức cao kỷ lục của mọi thời đại 1.813,79 USD/ounce lập trong tuần trước.
Theo Ronald Leung, một nhà giao dịch tại Lee Cheong Gold Dealers (có trụ sở ở Hong Kong, giá vàng đang trong giai đoạn ổn định, nhưng môi trường lãi suất thấp ở Mỹ và tình hình hỗn độn ở châu Âu sẽ đẩy giá lên.
Wang Tao, chuyên gia phân tích thị trường của hãng tin Anh Reuter cho biết, theo những phân tích kỹ thuật, giá vàng sẽ kháng cự ở mức 1.793 USD/ounce.
Nhìn lại thị trường New York phiên 17/8, giá vàng giao tháng 12/2011 tăng 8,8 USD lên 1.793,8 USD/ounce, dưới sự chi phối của hai nhân tố chính: sức ép lạm phát gia tăng và nhiều khả năng những nỗ lực của Pháp-Đức không giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực.
Những đề xuất của hai cường quốc này được các quốc gia thành viên trong Eurozone đón nhận khá lạnh nhạt. Nói chung, có thể nói Pháp và Đức đã thất bại trong việc thuyết phục nhà đầu tư rằng cuộc khủng hoảng nợ của khu vực có thể sớm được giải quyết.
Tại New York, giá vàng tăng sau khi thị trường nhận được thống kê cho hay, trong tháng 7/2011, giá của nhà sản xuất tăng với tốc độ mạnh nhất trong vòng 6 tháng qua.
Theo Bill O'Neill, cộng tác viên của hãng đầu tư hàng hóa LOGIC Advisors, thống kê trên là dấu hiệu rõ ràng cho thấy lạm phát đang tăng tốc - và đây là "điểm cộng" nữa cho thị trường vàng.
Hoạt động mua vàng cũng được khích lệ khi Tổng thống Venezuela Hugo Chavez phát biểu trên Đài truyền hình rằng ông có kế hoạch quốc hữu hóa ngành công nghiệp vàng để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.
Mặc dù Venezuela nắm giữ một số mỏ vàng lớn nhất Mỹ Latinh, nhưng sản lượng vàng của nước này chỉ tương đương 0,2% sản lượng vàng toàn cầu.
Mặc dù giá vàng đang đi lên nhưng Leo Larkin, chuyên gia phân tích thuộc Standard & Poor's dự báo giá vàng trong những tháng tới có thể quay về biên độ 1.450-1.550 USD/ounce, trong bối cảnh hoạt động mua vào đã được đẩy lên quá mạnh. Chỉ tính riêng trong 1 tháng rưỡi qua, giá vàng đã tăng khoảng 300 USD/ounce.
Trong một thông tin có liên quan, lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ phiên 17/8 tăng 0,72% lên 1.271,985 tấn.
Hội đồng vàng thế giới dự báo, nhu cầu vàng mặc dù giảm trong quý 2 vừa qua, nhưng vẫn tăng nếu tính chung toàn năm 2011, trong bối cảnh khách mua châu Á vẫn tiếp tục trữ vàng và nhu cầu tìm đến kim loại quý này như một "nơi trú ẩn an toàn" gia tăng./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)