Thói quen tắm đêm có thực sự ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe?

Việc tắm khuya sẽ dễ gây co mạch máu đối với những người trẻ tuổi, nhất là khi tắm nước lạnh gây cản trở máu lưu thông, khiến toàn thân đau nhức, thậm chí đau đầu kéo dài.

(Nguồn: Shutterstock)
(Nguồn: Shutterstock)

Tắm là hoạt động giúp cơ thể thư giãn và sạch sẽ sau một ngày dài lao động, làm việc hay học tập. Tuy nhiên, nếu tắm quá lâu, quá khuya hoặc nước tắm quá lạnh, quá nóng,.. đều có thể tạo ra những tác động xấu đến sức khỏe.

1. Tác hại của việc tắm khuya

Nhiều người nghĩ rằng mùa Hè nắng nóng, công việc bận rộn, tắm muộn sẽ làm cơ thể thoải mái và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, tắm khuya lại không tốt và có tác hại đến sức khỏe.

Tác động xấu đến tim

Nhiệt độ cơ thể tăng khi tắm nước nóng, cơ thể bị làm nóng sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Việc tim phải hoạt động nhiều sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho sức khỏe.

Gây nhiễm lạnh phổi

Do phổi là cơ quan nhạy cảm nên nếu tắm đêm kể cả nước nóng, phổi cũng dễ bị nhiễm lạnh, mà khi phổi suy yếu thì dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp.

Khó ngủ

Trước khi đi ngủ nếu tắm bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng sẽ tạo thành tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ và gây khó ngủ. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên nếu tắm nước nóng trước khi đi ngủ, điều này khiến cơ thể bị rối loạn và gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ khó.

Ảnh hưởng đến tuần hoàn máu

Nhiệt độ không khí sẽ giảm dần khi trời về khuya. Tắm đêm bằng nước lạnh dễ gây ra hiện tượng co thắt mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu. Khi máu lưu thông kém, bạn dễ bị đau vai gáy, đau đầu. Lâu dần, tình trạng này có thể trở thành bệnh kinh niên.

tuan-hoan-mau-6571.jpg
(Nguồn: Getty Images)

Dễ mắc các bệnh về khớp

Một trong những tác hại của tắm đêm đó là gây các bệnh về khớp. Tắm nước lạnh vào ban đêm khiến cơ thể có những phản ứng không tốt. Từ đó, khung xương và khớp dễ bị suy yếu khiến bạn dễ mắc các bệnh về xương khớp, viêm xương, đau mỏi vai gáy.

Gây ra hiện tượng choáng váng, chóng mặt

Khi tắm bằng nước nóng, mạch máu dễ giãn nở, làm giảm lượng máu đến tim và não, gây ra hiện tượng choáng váng, dễ ngất xỉu sau tắm.

Tác động xấu đến mái tóc

Da đầu sẽ bị nhiễm lạnh khi tắm khuya và đi ngủ khi tóc còn ướt, từ đó tạo thành tác động xấu đến mạch máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra chứng đau đầu kinh niên.

Bên cạnh đó, gội đầu và tắm trước khi ngủ làm quá trình bay hơi của nước trên tóc diễn ra chậm hơn, khiến các dây thần kinh bên dưới lớp biểu bì da đầu, tai, cổ và vùng sau vai bị lạnh và không được giữ ấm.

2. Tắm khuya có liên quan đến đột quỵ?

Một vài yếu tố giúp chúng ta làm rõ mối quan hệ giữa tắm đêm và đột quỵ là phương pháp tắm, thời gian tắm, tuổi tác, nhiệt độ nước.

Thời gian tắm

Vào ban đêm, so với nhiệt độ cơ thể nhiệt độ bên ngoài sẽ giảm xuống mức thấp. Nên việc tắm khuya khi sự chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường và cơ thể quá lớn như tắm nước lạnh, ngâm bồn nóng sẽ khiến cơ thể sốc nhiệt. Vì vậy, chúng ta không nên đi tắm sau 23 giờ.

Nhiệt độ nước

Nhiệt độ nước tắm chênh lệch với nhiệt độ của cơ thể sẽ làm cơ thể giãn mạch hoặc co mạch để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với môi trường. Khi co mạch máu sẽ làm nguy cơ xảy ra đột quỵ tăng cao do co thắt mạch vành hoặc nhồi máu não đột ngột xảy ra.

Tuổi tác

Việc tắm khuya sẽ dễ gây co mạch máu đối với những người trẻ tuổi, nhất là khi tắm nước lạnh gây cản trở máu lưu thông, khiến toàn thân đau nhức, thậm chí đau đầu kéo dài.

Đối với người lớn tuổi, những thay đổi về sinh lý như vôi hóa, co mạch máu, tăng độ quánh máu,... nên rất dễ bị bệnh về huyết áp và tim mạch. Do đó, nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi khi tắm đêm là rất cao.

3. Tắm khuya bằng nước nóng được không?

Bạn nên tắm bằng nước ấm khi tắm vào ban đêm, không nên tắm bằng nước nóng hay quá nóng. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng nhất là từ 24-29 độ C. Bởi việc làm này sẽ khiến chất dầu trên da bị phá vỡ, khiến huyết quản giãn, lỗ chân lông nở và tạo thành áp lực cho tim.

tam-goi2-3733.jpg
(Nguồn: timesnownews)

4. Những điều cần lưu ý khi tắm khuya

Để hạn chế những tai biến có thể xảy ra cũng như bảo vệ sức khỏe khi tắm khuya, bạn bắt buộc phải lưu ý những điểm sau:

Để không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn nên tắm ít nhất 2 giờ trước khi ngủ.

Khi vừa ăn no hoặc đang đói thì không được tắm. Nên tắm sau khi ăn từ 1-2 tiếng để tránh các bệnh về dạ dày, đường ruột, ngất xỉu, chóng mặt, tụt huyết áp khi tắm.

Không tắm sau 23 giờ đêm vào mùa Đông.

Bạn cần lau khô người và sấy tóc sau khi tắm để tránh cho cơ thể bị nhiễm lạnh.

Sau khi tắm không nên nằm điều hòa ngay bởi có thể tác động không tốt đến quá trình máu lưu thông trong cơ thể, khiến cơ thể dễ cảm lạnh, ảnh hưởng tim và máu chậm lên não.

Không nên tắm sau khi uống bia rượu. Nó có thể dẫn tới huyết áp cao, vỡ mạch máu và đột quỵ.

Khi tắm, nên dội nước vào tay hoặc chân rồi mới đến toàn bộ cơ thể.

Khi tắm khuya không nên gội đầu./.

Thời gian tắm có lợi cho sức khỏe:

Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn nên tắm vào lúc 5 giờ đến 7 giờ sáng và 19 giờ đến 20 tối.

Tắm vào sáng sớm sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng cho ngày mới. Còn tắm vào khung giờ 19-20 giờ giúp cơ thể được thả lỏng, giải tỏa stress.

Tác giả

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục