Từ Tết Nguyên đán trở lại đây, trên địa bàn thôn Sa Phìn, xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) "nóng" lên bởi nạn "vàng tặc."
Tại khu vực này hiện có hơn 20 lán quy tụ khoảng hơn 500 đối tượng tập trung khai thác vàng ngày đêm trên các sườn núi. Việc vi phạm khai thác khoáng sản trái phép thì đã rõ, nhưng nguy hiểm cho xã hội là mối đe dọa từ thái độ hung hăng, coi thường pháp luật của các đối tượng này.
Một cán bộ Công an huyện Văn Bàn cho biết tình hình khai thác vàng trái phép ở Sa Phìn có chiều hướng gia tăng về cả số lượng lẫn phương thức hoạt động, chúng rất liều lĩnh và manh động. Bãi vàng này đã bị chúng xâm nhập từ năm 2002 đến nay, hiện đang là điểm nóng trong vấn đề trật tự xã hội.
Thậm chí chúng còn thách thức chính quyền địa phương, cán bộ thăm dò trữ lượng mỏ (Công ty khoáng sản 304) đã được cấp phép thăm dò khu vực này, đe dọa tính mạng người dân trong vùng, gây mất trật tự trị an nghiêm trọng.
Tập trung tại đây gồm nhiều thành phần có nhiều tiền án, tiền sự, nghiện hút và mắc các bệnh xã hội. Chúng luôn tàng trữ các loại vũ khí nóng như mìn, súng tự chế, dao, kiếm... để chống lại cơ quan chức năng khi bị trấn áp; đồng thời dùng để thanh toán lẫn nhau khi tranh giành địa bàn...
Trưởng Công an xã Nậm Xây trực tiếp quản lý địa bàn khu vực vàng Sa Phìn, anh Tẩn Văn Hương bức xúc: "Vàng tặc không phải là người ở địa phương chúng tôi, chúng từ mọi nơi trong và ngoài tỉnh tụ tập tại đây, khi phát hiện thấy cán bộ Công an vào kiểm tra, chúng tổ chức lăn đá từ vách núi xuống, thậm chí chặn đường dùng kim đã qua tiêm chích để đe dọa."
Anh Phạm Đức Thắng, Trưởng ban quản lý dự án vàng Sa Phìn cho biết các đối tượng khai thác vàng trái phép đã nhiều lần đến tận địa điểm của công ty khai thác. Khi ngăn cản, chúng quay lại đốt cơ sở của công ty và đe dọa đến tính mạng những người làm nhiệm vụ. Từ khi công ty đi vào hoạt động thăm dò từ năm 2007 đến nay, không dưới 3 lần chúng tấn công và đe doạ cán bộ công nhân viên đang lao động trên địa bàn dưới nhiều hình thức.
Chính quyền địa phương, huyện Văn Bàn đang lên kế hoạch truy quét dứt điểm "vàng tặc" tại Sa Phìn trong tháng 3 này. Song để giải quyết triệt để vấn nạn này, tránh tái diễn cần có sự vào cuộc đồng bộ từ lực lượng an ninh và sự tham gia đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân địa phương./.
Tại khu vực này hiện có hơn 20 lán quy tụ khoảng hơn 500 đối tượng tập trung khai thác vàng ngày đêm trên các sườn núi. Việc vi phạm khai thác khoáng sản trái phép thì đã rõ, nhưng nguy hiểm cho xã hội là mối đe dọa từ thái độ hung hăng, coi thường pháp luật của các đối tượng này.
Một cán bộ Công an huyện Văn Bàn cho biết tình hình khai thác vàng trái phép ở Sa Phìn có chiều hướng gia tăng về cả số lượng lẫn phương thức hoạt động, chúng rất liều lĩnh và manh động. Bãi vàng này đã bị chúng xâm nhập từ năm 2002 đến nay, hiện đang là điểm nóng trong vấn đề trật tự xã hội.
Thậm chí chúng còn thách thức chính quyền địa phương, cán bộ thăm dò trữ lượng mỏ (Công ty khoáng sản 304) đã được cấp phép thăm dò khu vực này, đe dọa tính mạng người dân trong vùng, gây mất trật tự trị an nghiêm trọng.
Tập trung tại đây gồm nhiều thành phần có nhiều tiền án, tiền sự, nghiện hút và mắc các bệnh xã hội. Chúng luôn tàng trữ các loại vũ khí nóng như mìn, súng tự chế, dao, kiếm... để chống lại cơ quan chức năng khi bị trấn áp; đồng thời dùng để thanh toán lẫn nhau khi tranh giành địa bàn...
Trưởng Công an xã Nậm Xây trực tiếp quản lý địa bàn khu vực vàng Sa Phìn, anh Tẩn Văn Hương bức xúc: "Vàng tặc không phải là người ở địa phương chúng tôi, chúng từ mọi nơi trong và ngoài tỉnh tụ tập tại đây, khi phát hiện thấy cán bộ Công an vào kiểm tra, chúng tổ chức lăn đá từ vách núi xuống, thậm chí chặn đường dùng kim đã qua tiêm chích để đe dọa."
Anh Phạm Đức Thắng, Trưởng ban quản lý dự án vàng Sa Phìn cho biết các đối tượng khai thác vàng trái phép đã nhiều lần đến tận địa điểm của công ty khai thác. Khi ngăn cản, chúng quay lại đốt cơ sở của công ty và đe dọa đến tính mạng những người làm nhiệm vụ. Từ khi công ty đi vào hoạt động thăm dò từ năm 2007 đến nay, không dưới 3 lần chúng tấn công và đe doạ cán bộ công nhân viên đang lao động trên địa bàn dưới nhiều hình thức.
Chính quyền địa phương, huyện Văn Bàn đang lên kế hoạch truy quét dứt điểm "vàng tặc" tại Sa Phìn trong tháng 3 này. Song để giải quyết triệt để vấn nạn này, tránh tái diễn cần có sự vào cuộc đồng bộ từ lực lượng an ninh và sự tham gia đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân địa phương./.
Bùi Thanh Hải (Vietnam+)