Các nghị quyết này nhấn mạnh các quy chế y tế quốc tế đã giúp thế giới sẵnsàng hơn để đối phó với các tình trạng khẩn cấp về y tế công, nhưng thế giớihiện vẫn chưa sẵn sàng phản ứng hiệu quả với các dịch bệnh lớn và nghiêm trọngcũng như các tình trạng khẩn cấp khác về y tế trên quy mô toàn cầu.
Để tăng cường sự sẵn sàng toàn cầu trước các dịch bệnh lớn trong tươnglai, Đại hội đồng Y tế thế giới đã phê chuẩn khuôn khổ về sẵn sàng trước đạidịch cúm (thành quả của bốn năm thương lượng), đặt nền tảng để thế giới sẵn sànghơn và tiếp cận tốt hơn các công cụ và các nguồn tri thức để phòng chống đạidịch.
Các nghị quyết cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp bách tiếp tục cải tổ WHO để tăngcường vị thế của tổ chức này như là cơ quan quyền lực mạnh nhất về các vấn đề ytế quốc tế.
Năm nghị quyết về tăng cường hệ thống y tế thế giới nhấn mạnh nhu cầu thúcđẩy tiến bộ về ngăn chặn và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, chiến lược tăngcường y tá và hộ lý, cải thiện lực lượng y tế toàn cầu, tăng cường đối thoạichính sách quốc gia để xây dựng chính sách y tế hiệu quả hơn, khuyến khích cơcấu tài trợ y tế bền vững nhằm tập trung tăng cường năng lực đối phó với cáctình trạng y tế khẩn cấp và khả năng xử lý thảm họa và sức bật của các hệ thốngy tế.
Các nghị quyết của Đại hội đồng Y tế thế giới cũng đề cập đến chiến lượcvề miễn dịch, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ em, ngăn chặn thương vong ở trẻ,xử lý an toàn nước uống, nghiên cứu và phát triển các loại vắcxin, trách nhiệmchăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, chiến lược toàn diện chống dịchHIV/AIDS, sốt rét, loại trừ các bệnh bại liệt, đậu mùa, bảo vệ sức khỏe conngười trước tác động của biến đổi khí hậu, các hóa chất và chất thải, các điềukiện y tế ở các vùng lãnh thổ trên thế giới./.