Năm 2014, Tổng cục Hải quan sẽ đưa hệ thống VNACCS - hệ thống thông quan hàng hóa tự động, vào vận hành. Đây là hệ thống thực hiện theo công nghệ của hải quan Nhật Bản.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, hệ thống này sẽ giúp tạo thuận lợi thương mại đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động xuất, nhập khẩu.
Dự án gồm 3 cấu phần: cấu phần 1 là xây dựng hệ thống phần mềm VNACCS/VCIS. Cấu phần 2 trang bị phần cứng cho Trung tâm dữ liệu hải quan để vận hành hệ thống và cấu phần 3 là tư vấn, hỗ trợ quản lý hải quan. Dự án được thực hiện trong vòng 2 năm (từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2014).
Ông Nguyễn Mạnh Tùng, Phó Ban cải cách hiện đại hóa hải quan cho biết, việc thực hiện dự án nhằm tạo thuận lợi thương mại. Điều này thể hiện từ khâu thiết kế dự án để áp dụng phù hợp tại Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đơn giản hóa thủ tục. Bên cạnh đó, mục tiêu của ngành hải quan đặt ra là năm 2020 trình độ hải quan Việt Nam ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Do vậy, việc triển khai thành công hệ thống VNACCS sẽ giúp hải quan Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đó.
Theo Tổng cục Hải quan, để kịp tiến độ thời gian thực hiện dự án, ngay khâu chuẩn bị cũng đã được đẩy nhanh tiến độ so với những dự án có cùng quy mô. Theo ông Tùng, ngoài việc chuẩn bị về mặt thủ tục, văn kiện, phải thực hiện song song vấn đề về chuyên môn tức là hoàn thiện thiết kế sơ bộ hệ thống. Hiện nay, ngành hải quan đang tiến hành chương trình đo thời gian thông quan trong năm 2012 và 2013 để làm cơ sở dữ liệu đánh giá mức độ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu khi đưa hệ thống VNACCS vào vận hành năm 2014.
VNACCS thực hiện theo công nghệ của hệ thống NACCS và CIS của Nhật Bản vận hành từ năm 2008. Hệ thống bao gồm: hệ thống thông quan tự động (NACCS); hệ thống thông tin tình báo hải quan: CIS; các chương trình hỗ trợ (kế toán thuế; quản lý DN…) để tạo thành một hệ thống chương trình phần mềm hoàn chỉnh giúp hải quan Nhật Bản tự động hóa hoạt động thông quan, tự động xử lý các dữ liệu để phân loại đối tượng quản lý, tự động hóa việc xử lý thông tin từ các bộ, ngành để thực hiện cơ chế một cửa quốc gia.
Ở Nhật Bản, NACCS được xây dựng bao gồm cả các tiêu chí đánh giá rủi ro, do đó hệ thống tự động phân luồng tờ khai (theo luồng xanh, vàng, đỏ) đồng thời có tiêu chí kiểm tra hình thức tờ khai nên cán bộ hải quan không thực hiện công đoạn này, kể cả việc tính số thuế phải nộp của từng tờ khai./.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, hệ thống này sẽ giúp tạo thuận lợi thương mại đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động xuất, nhập khẩu.
Dự án gồm 3 cấu phần: cấu phần 1 là xây dựng hệ thống phần mềm VNACCS/VCIS. Cấu phần 2 trang bị phần cứng cho Trung tâm dữ liệu hải quan để vận hành hệ thống và cấu phần 3 là tư vấn, hỗ trợ quản lý hải quan. Dự án được thực hiện trong vòng 2 năm (từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2014).
Ông Nguyễn Mạnh Tùng, Phó Ban cải cách hiện đại hóa hải quan cho biết, việc thực hiện dự án nhằm tạo thuận lợi thương mại. Điều này thể hiện từ khâu thiết kế dự án để áp dụng phù hợp tại Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đơn giản hóa thủ tục. Bên cạnh đó, mục tiêu của ngành hải quan đặt ra là năm 2020 trình độ hải quan Việt Nam ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Do vậy, việc triển khai thành công hệ thống VNACCS sẽ giúp hải quan Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đó.
Theo Tổng cục Hải quan, để kịp tiến độ thời gian thực hiện dự án, ngay khâu chuẩn bị cũng đã được đẩy nhanh tiến độ so với những dự án có cùng quy mô. Theo ông Tùng, ngoài việc chuẩn bị về mặt thủ tục, văn kiện, phải thực hiện song song vấn đề về chuyên môn tức là hoàn thiện thiết kế sơ bộ hệ thống. Hiện nay, ngành hải quan đang tiến hành chương trình đo thời gian thông quan trong năm 2012 và 2013 để làm cơ sở dữ liệu đánh giá mức độ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu khi đưa hệ thống VNACCS vào vận hành năm 2014.
VNACCS thực hiện theo công nghệ của hệ thống NACCS và CIS của Nhật Bản vận hành từ năm 2008. Hệ thống bao gồm: hệ thống thông quan tự động (NACCS); hệ thống thông tin tình báo hải quan: CIS; các chương trình hỗ trợ (kế toán thuế; quản lý DN…) để tạo thành một hệ thống chương trình phần mềm hoàn chỉnh giúp hải quan Nhật Bản tự động hóa hoạt động thông quan, tự động xử lý các dữ liệu để phân loại đối tượng quản lý, tự động hóa việc xử lý thông tin từ các bộ, ngành để thực hiện cơ chế một cửa quốc gia.
Ở Nhật Bản, NACCS được xây dựng bao gồm cả các tiêu chí đánh giá rủi ro, do đó hệ thống tự động phân luồng tờ khai (theo luồng xanh, vàng, đỏ) đồng thời có tiêu chí kiểm tra hình thức tờ khai nên cán bộ hải quan không thực hiện công đoạn này, kể cả việc tính số thuế phải nộp của từng tờ khai./.
Hải Yến (TTXVN)