'Thủ phủ' vàng mã Song Hồ: 'Chưa thấy năm nào ế như năm nay!'

Nếu như các năm, ngôi làng chuyên làm vàng mã này vô cùng tấp nập với ngựa lớn, xe hơi, hàng hiệu... để bán cho khách thập phương thì năm nay câu chuyện lại hoàn toàn trái ngược.

Xã Song Hồ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) các trung tâm Thủ đô khoảng 30km, được biết đến là một trong những nơi sản xuất đồ hàng mã lớn nhất miền Bắc.

Theo ghi nhận, những mô hình nhà cửa, vật dụng, xe, tiền vàng… chất đống tại các cửa hàng cũng như lề đường, ít khách mua. Hình ảnh tấp nập mua bán của những năm trước đã không còn và thay vào đó là sự ảm đạm khác thường.

Tại thủ phủ vàng mã này là nơi sản xuất ra hàng loạt các loại đồ vàng mã với đủ kiểu dáng, độc đáo được ưa chuộng. Tuy nhiên theo các hộ kinh doanh do lượng khách giảm, kinh tế khó khăn cũng như chi phí đầu vào cao mà các sản phẩm “độc, lạ” cũng ít đi, các hộ chỉ sản xuất cầm chừng và theo đơn đặt sẵn.

Đốt vàng mã lâu nay được coi như một thói quen, nét văn hóa của người Việt Nam mỗi dịp lễ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều gia đình đã từ bỏ thói quen này. Nguyên nhân xuất phát từ việc đây được cho không phải nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta và gây ô nhiễm môi trường, lãng phí của cải, tiền bạc.

Trong bài viết “Nên bỏ tục đốt vàng mã,” nhà nghiên cứu lịch sử Phạm Xuân Cần từng chỉ ra rằng cuốn sách "Việt Nam phong tục" của cụ Phan Kế Bính chỉ nhắc về tục thắp hương, không viết gì về đốt vàng mã, còn trong các sách vở cũng nói rằng đốt vàng mã có nguồn gốc xa xưa ở Trung Quốc, sau đó mới lan đến các nước Đông Á và Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nhiều năm nay cũng khuyến cáo không đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.../.

[Infographics] Lễ Vu Lan báo hiếu trong tâm thức người Việt

Lễ Vu Lan báo hiếu trong tâm thức người Việt

Trải qua nhiều thế kỷ, Đại lễ Vu Lan báo hiếu - nghi lễ quan trọng trong Phật giáo vào tháng Bảy Âm lịch hăng năm, hòa quyện với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt, trở thành nét đẹp văn hóa.
(Vietnam+)