Thủ tướng chỉ ra 5 bài học trong quá trình triển khai dự án cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "Chúng ta không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có hiệu quả."
Thủ tướng chỉ ra 5 bài học trong quá trình triển khai dự án cao tốc ảnh 1Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành Dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây tại điểm cầu Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 29/4, Dự án Đầu tư Xây dựng công trình Đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây đã được khánh thành đúng vào dịp Kỷ niệm 48 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2023).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tại điểm cầu Bình Thuận cùng với Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Tại điểm cầu Thanh Hóa có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Vượt khó khăn, về đích

Dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây đều được khởi công vào tháng 9/2020 nằm trong thời điểm có nhiều khó khăn trong đó có ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cao tốc ngày thống nhất - Bệ phóng cho phát triển 

Theo đại diện các nhà thầu, có được kết quả hôm nay là nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải...  với tinh thần “Khó khăn đến đâu thì tháo gỡ đến đó, khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó; vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm."

Thủ tướng Chính phủ đã ít nhất 2 lần công tác xuyên Việt để động viên, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Nhiều cuộc họp, Nghị quyết, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, đảm bảo giá vật liệu, giải quyết khó khăn về mỏ vật liệu san lấp, cơ chế huy động vốn, các thủ tục hành chính… để các dự án được thúc đẩy triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn, hiệu quả.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông là một khâu đột phá chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, dành nguồn lực lớn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tại các vùng, miền trọng yếu nhằm tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều công trình giao thông hiện đại như đường bộ cao tốc, cảng biển, cảng hàng không đã và đang được tích cực đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, giúp tận dụng được lợi thế so sánh của các vùng, miền, khai thác hiệu quả hơn nguồn lực đất đai, mở ra không gian phát triển mới và đặc biệt là giảm chi phí logistics.

Thủ tướng chỉ ra 5 bài học trong quá trình triển khai dự án cao tốc ảnh 2Dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 có tổng chiều dài 63,37km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Mục tiêu đến năm 2025, cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc và đến năm 2030 cả nước có 5.000km đường bộ cao tốc. Trong khi đó từ năm 2000 đến năm 2020, cả nước chỉ xây dựng được khoảng 1.000km. Như vậy, nhiệm vụ về xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc trong giai đoạn này và tới đây là hết sức nặng nề.

Trong đó, hành lang vận tải Bắc-Nam luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, là trục xương sống, hành lang kinh tế-vận tải huyết mạch của đất nước. Chính vì vậy, để tạo ra động lực đột phá, phát huy được tiềm năng, lợi thế các địa phương trên hành lang này, tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đã được quy hoạch với tổng chiều dài 2.063km từ Cửa khẩu Hữu Nghị-Lạng Sơn đến Cà Mau, đi qua 32 tỉnh, thành phố; đã hoàn thành đưa vào khai thác 642km.

Việc đưa hai dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây vào khai thác, nâng tổng số chiều dài khai thác trên trục cao tốc Bắc Nam lên 800km. Hai dự án này cũng như các Dự án khác của giai đoạn 1 đang triển khai xây dựng, trong quá trình thi công đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ.

Có được kết quả như ngày hôm nay, Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương cán bộ, công chức, người lao động ngành Giao thông vận tải, đặc biệt là các Ban Quản lý dự án, các nhà thầu, các đơn vị tư vấn đã có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tích cực đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm để khắc phục các khó khăn, làm việc không quản ngày đêm, “3 ca, 4 kíp,” huy động đủ nguồn lực, thiết bị và máy móc, thực hiện nghiên cứu, áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật để đưa các Dự án đi vào khai thác, vận hành.

“Trong quá trình xây dựng dự án, chúng ta đã vượt nắng, thắng mưa; vượt bão giá, thắng đại dịch; vượt lên chính mình, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để đạt được mục tiêu đề ra," Thủ tướng chỉ rõ.

Thủ tướng cũng đánh giá cao sự chủ động vào cuộc của các bộ, ngành trung ương đã phối hợp, hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải và các địa phương nhanh chóng giải quyết những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền. Đồng thời, biểu dương sự nỗ lực, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết thiếu hụt vật liệu cho Dự án; cảm ơn bà con nhân dân trong vùng ảnh hưởng của các dự án, đã sẵn sàng nhường đất, dời nhà để triển khai các Dự án.

Năm bài học trong quá trình triển khai dự án

Chỉ rõ 5 bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải có cách làm, tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận mới; quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý, hiệu quả; đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu; phải bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, lấy thực tiễn làm thước đo; tuyệt đối không được đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; phải phối hợp hiệu quả, chặt chẽ, có trách nhiệm giữa các chủ thể liên quan.

"Chúng ta không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có hiệu quả," Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi để các địa phương chủ động, linh hoạt, sáng tạo giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu và đồng thuận chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú trọng công tác bố trí tái định cư, đảm bảo nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

Kinh nghiệm trong thi công các dự án là không chia nhỏ gói thầu; xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện để lựa chọn nhà thầu phù hợp; lựa chọn được nhà thầu thực sự có năng lực, uy tín, kinh nghiệm quản lý, triển khai dự án quy mô lớn; đảm bảo các yếu tố về kỹ-mỹ thuật, tiết kiệm chi phí, không để tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý.

Thủ tướng chỉ ra 5 bài học trong quá trình triển khai dự án cao tốc ảnh 3Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khánh thành 2 dự án thành phần, tại điểm cầu Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Trong quá trình thực hiện xác định rõ các khó khăn, vướng mắc ở đâu, ai giải quyết, thời hạn giải quyết; những vấn đề giải quyết được ngay thì các bộ, ngành, địa phương có câu trả lời rõ ràng, dứt khoát; những vấn đề chưa giải quyết được ngay thì phải khẩn trương nghiên cứu, chủ động giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ,” cân đối hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân. Dứt khoát không đùn đẩy trách nhiệm, không phải trách nhiệm của mình thì không xử lý.

Theo Thủ tướng, việc hoàn thành 2 tuyến Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 và Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây có vai trò, ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Ninh Bình, Thanh Hóa nói riêng, của các địa phương lân cận, của Vùng và của đất nước nói chung.

Để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư các dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức vận hành khai thác bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Căn cứ nhu cầu giao thông để xây dựng kế hoạch đầu tư hoàn chỉnh dự án theo quy mô quy hoạch trong tương lai; nghiên cứu, phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc triển khai Dự án để làm bài học cho các dự án sau này; đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa các đoạn còn lại của tuyến cao tốc Bắc-Nam vào khai thác đúng kế hoạch, nhất là tuyến Phan Thiết-Vĩnh Hảo và Cam Lâm-Nha Trang; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ các địa phương khẩn trương triển khai xây dựng các Dự án cao tốc trục Đông-Tây, các Dự án Vành đai đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; khơi dậy, thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược, trong đó có các dự án giao thông.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa, Bình Thuận và Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống của người dân, nhất là những gia đình nhường mặt bằng cho Dự án, bảo đảm người dân có điều kiện sống ổn định, tốt hơn, nhất là sinh kế của người dân; tận dụng tối đa lợi thế của tuyến đường cao tốc để quy hoạch và phát triển không gian mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Các cơ quan, đơn vị quản lý và người dân cần chung tay có ý thức chăm lo bảo dưỡng và bảo vệ các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, bảo đảm chất lượng cho công trình, ngày càng bền vững và an toàn tuyệt đối khi vận hành, bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình khai thác.

Cuối buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tuyên bố khánh thành và cùng Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương, đã cắt băng khánh thành Dự án thành phần Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tuyến Cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Cũng trong sáng 29/4, sau khi dự lễ khánh thành Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết thuộc Dự án đầu tư đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo dài hơn 100 km, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, thi công từ tháng 11/2020; công trình dự kiến xong cuối năm 2022, nhưng bị chậm tiến độ.

Kiểm tra, động viên các đơn vị thực hiện dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị huy động lực lượng, hỗ trợ nhau, cải tiến biện pháp thi công 3 ca 4 kíp, xuyên nghỉ lễ, thúc đẩy tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng, kỹ - mỹ thuật công trình, bảo đảm an toàn, vệ môi trường, đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động… phấn đấu khánh thành tuyến đường vào dịp 19/5/2023 để sớm kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Khánh Hòa và cả vùng.

Thủ tướng yêu cầu quy hoạch, xây dựng các nút giao hợp lý; khẩn trương nghiên cứu, quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp để khai thác tốt nhất quỹ đất hai bên các tuyến Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Phan Thiết - Vĩnh Hảo, đồng thời đẩy mạnh phát triển điện mặt trời là lĩnh vực thế mạnh của địa phương.

Thủ tướng cũng yêu cầu quan tâm chăm lo đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, bảo đảm đời sống người dân tái định cư phải tốt hơn hoặc ít nhất hoặc bằng nơi ở cũ, hết sức chú ý vấn đề sinh kế ổn định, bền vững lâu dài cho người dân; đồng thời nhân dịp này tiến hành cơ cấu lại các khu dân cư để ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân./.

Cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây

Cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 có tổng chiều dài 63,37km (đi qua tỉnh Ninh Bình 14,35km; qua tỉnh Thanh Hóa 49,02km).

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước, được khởi công từ tháng 9/2020, thông xe kỹ thuật vào tháng 12/2022.

Dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây có tổng chiều dài 99km đi qua hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, có tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng.  Dự án được khởi công tháng 9/2020.

Sau khi đi vào khai thác, thời gian di chuyển từ Hà Nội về Thanh Hóa và từ Thành phố Hồ Chí Minh về Bình Thuận được rút ngắn xuống còn khoảng 2 giờ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ Khánh thành 2 dự án thành phần tại điểm cầu Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ Khánh thành 2 dự án thành phần tại điểm cầu Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khánh thành 2 dự án thành phần, tại điểm cầu Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khánh thành 2 dự án thành phần, tại điểm cầu Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông tại điểm cầu Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông tại điểm cầu Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành Dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây tại điểm cầu Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành Dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây tại điểm cầu Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Tuyến đường bộ Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây dài 99km, đi qua hai tỉnh Bình Thuận (47,7 km) và Đồng Nai (dài 51,3 km). Trong ảnh: Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Tuyến đường bộ Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây dài 99km, đi qua hai tỉnh Bình Thuận (47,7 km) và Đồng Nai (dài 51,3 km). Trong ảnh: Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Đoạn nút giao Long Thành - Dầu Giây nối Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Đoạn nút giao Long Thành - Dầu Giây nối Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Đoạn cuối tuyến Phan Thiết-Dầu Giây nối tiếp với tuyến Cao tốc Dầu Giây-Long Thành-Tp HCM. (Ảnh: Mạnh Linh/ TTXVN)
Đoạn cuối tuyến Phan Thiết-Dầu Giây nối tiếp với tuyến Cao tốc Dầu Giây-Long Thành-Tp HCM. (Ảnh: Mạnh Linh/ TTXVN)
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có tổng mức đầu tư 12.500 tỷ đồng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây và Cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết.( Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có tổng mức đầu tư 12.500 tỷ đồng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây và Cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết.( Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Sau khi Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây được đưa vào khai thác, thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) được rút ngắn từ 5-6 tiếng trước đây xuống còn khoảng 2 tiếng. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Sau khi Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây được đưa vào khai thác, thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) được rút ngắn từ 5-6 tiếng trước đây xuống còn khoảng 2 tiếng. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ phát biểu tại điểm cầu Thanh Hóa. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ phát biểu tại điểm cầu Thanh Hóa. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), đại diện nhà thầu thi công Cao tốc Bắc-Nam, phát biểu tại lễ khánh thành. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), đại diện nhà thầu thi công Cao tốc Bắc-Nam, phát biểu tại lễ khánh thành. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đại biểu cắt băng khánh thành dự án đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây, tại điểm cầu Thanh Hoá. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đại biểu cắt băng khánh thành dự án đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây, tại điểm cầu Thanh Hoá. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 có tổng chiều dài 63,37km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Ninh Bình (14,35km) và Thanh Hóa (49,02km). Với điểm đầu tại huyện Yên Mô (Ninh Bình) và điểm cuối tại Nông Cống (Thanh Hóa). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 có tổng chiều dài 63,37km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Ninh Bình (14,35km) và Thanh Hóa (49,02km). Với điểm đầu tại huyện Yên Mô (Ninh Bình) và điểm cuối tại Nông Cống (Thanh Hóa). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 gồm 4 làn xe, nền đường 17m, đạt vận tốc 80km/h, được bố trí các làn dừng khẩn cấp cho phương tiện. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 gồm 4 làn xe, nền đường 17m, đạt vận tốc 80km/h, được bố trí các làn dừng khẩn cấp cho phương tiện. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Nút giao Đông Xuân tại Km327+780 trên tuyến Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Nút giao Đông Xuân tại Km327+780 trên tuyến Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 được khai thác, sử dụng từ ngày 29/4 đối với đoạn tuyến từ đầu dự án đến km 327+780 (hết nút giao Đông Xuân) với chiều dài 53,67km. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 được khai thác, sử dụng từ ngày 29/4 đối với đoạn tuyến từ đầu dự án đến km 327+780 (hết nút giao Đông Xuân) với chiều dài 53,67km. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đoạn đầu tuyến Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 tiếp nối với tuyến Cao Bồ-Mai Sơn. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đoạn đầu tuyến Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 tiếp nối với tuyến Cao Bồ-Mai Sơn. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hầm Thung Thi phía Bắc, thuộc địa bàn huyện Hà Trung (Thanh Hóa) trên tuyến Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hầm Thung Thi phía Bắc, thuộc địa bàn huyện Hà Trung (Thanh Hóa) trên tuyến Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hầm Tam Điệp nối thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) với thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) trên tuyến Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hầm Tam Điệp nối thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) với thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) trên tuyến Cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục