Quốc hội Nhật Bản ngày 24/1 đã bắt đầu nhóm họp để thảo luận về các vấn đề lớn của đất nước, trong đó có dự thảo ngân sách cho tài khóa 2011 và các dự luật liên quan, vấn đề cải cách hệ thống an sinh xã hội và tự do hóa thương mại.
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã kêu gọi các đảng đối lập tham gia thảo luận hai chương trình nghị sự quan trọng nhất của chính phủ trong năm nay là cải cách hệ thống an sinh xã hội và tự do hóa thương mại, nhằm giúp vực dậy nền kinh tế đang suy yếu của nước này.
Ông cho biết Chính phủ sẽ xây dựng lộ trình cho các cuộc cải cách thuế và hệ thống an sinh xã hội và sẽ ra quyết định về khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào khoảng tháng 6/2011.
Đối với hệ thống an sinh xã hội, Thủ tướng Kan nhấn mạnh sự cần thiết phải thảo luận các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn tài chính cần thiết giúp hệ thống này có đủ nguồn lực để tồn tại.
Nhằm thực hiện mục tiêu này, theo người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản, cải cách hệ thống thuế, trong đó có khả năng tăng thuế tiêu dùng, là nhiệm vụ vô cùng cấp bách. Ông cũng kêu gọi các nghị sĩ phải hy sinh thông qua việc nhất trí giảm số lượng ghế ở Quốc hội nhằm tiết kiệm số tiền mà người nộp thuế đã trả.
Về vấn đề tự do hóa thương mại, Thủ tướng Kan cho rằng Nhật Bản cần tích cực nắm bắt các cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Ông cam kết sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại và biến năm 2011 thành năm đánh dấu việc mở cửa Nhật Bản trong thế kỷ 21.
Chính trị gia này cho biết Nhật Bản sẽ cố gắng đẩy nhanh hoặc tiến hành các cuộc đàm phán về các hiệp định thương mại tự do với Australia, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mông Cổ, trong khi tiến hành các cuộc tham vấn với Mỹ và một số nước khác liên quan tới TPP.
Bất chấp những quan ngại trong nước về khả năng nông sản giá rẻ sẽ đổ vào Nhật Bản sau khi nước này gia nhập TPP, Thủ tướng Kan cho rằng Nhật Bản không có thời gian để tái thiết lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh độ tuổi trung bình của những người làm việc trong lĩnh vực này ở Nhật Bản là 66 tuổi. Theo ông, Nhật Bản không nên giữ mãi quan điểm cho rằng sự tồn tại của ngành nông-lâm-ngư nghiệp mâu thuẫn với việc thúc đẩy tự do hóa thương mại.
Thủ tướng Kan kết luận các nghị sỹ có thể "vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng về các biện pháp nhằm định hình tương lai của Nhật Bản." Chính trị gia này cũng khẳng định với tư cách Chủ tịch đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền, ông sẵn sàng tham gia các cuộc tranh luận với lãnh đạo các đảng khác trong Quốc hội lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng 6/2010, cũng như các nghị sỹ khác để giải quyết các vấn đề cấp bách nêu trên.
Trong kỳ họp lần này, Chính phủ của Thủ tướng Kan chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các dự luật quan trọng mà chính phủ đệ trình sau khi liên minh cầm quyền do DPJ lãnh đạo đã để mất quyền kiểm soát Thượng viện vào tay phe đối lập sau cuộc bầu cử vào giữa tháng 7/2010.
Trước mắt, Thủ tướng Kan phải tìm kiếm sự hợp tác của phe đối lập đối với dự thảo ngân sách lớn kỷ lục cho tài khóa 2011 và các dự luật liên quan khác để tài trợ cho các biện pháp kích thích kinh tế nhằm đảm bảo sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế nước này./.
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã kêu gọi các đảng đối lập tham gia thảo luận hai chương trình nghị sự quan trọng nhất của chính phủ trong năm nay là cải cách hệ thống an sinh xã hội và tự do hóa thương mại, nhằm giúp vực dậy nền kinh tế đang suy yếu của nước này.
Ông cho biết Chính phủ sẽ xây dựng lộ trình cho các cuộc cải cách thuế và hệ thống an sinh xã hội và sẽ ra quyết định về khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào khoảng tháng 6/2011.
Đối với hệ thống an sinh xã hội, Thủ tướng Kan nhấn mạnh sự cần thiết phải thảo luận các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn tài chính cần thiết giúp hệ thống này có đủ nguồn lực để tồn tại.
Nhằm thực hiện mục tiêu này, theo người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản, cải cách hệ thống thuế, trong đó có khả năng tăng thuế tiêu dùng, là nhiệm vụ vô cùng cấp bách. Ông cũng kêu gọi các nghị sĩ phải hy sinh thông qua việc nhất trí giảm số lượng ghế ở Quốc hội nhằm tiết kiệm số tiền mà người nộp thuế đã trả.
Về vấn đề tự do hóa thương mại, Thủ tướng Kan cho rằng Nhật Bản cần tích cực nắm bắt các cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Ông cam kết sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại và biến năm 2011 thành năm đánh dấu việc mở cửa Nhật Bản trong thế kỷ 21.
Chính trị gia này cho biết Nhật Bản sẽ cố gắng đẩy nhanh hoặc tiến hành các cuộc đàm phán về các hiệp định thương mại tự do với Australia, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mông Cổ, trong khi tiến hành các cuộc tham vấn với Mỹ và một số nước khác liên quan tới TPP.
Bất chấp những quan ngại trong nước về khả năng nông sản giá rẻ sẽ đổ vào Nhật Bản sau khi nước này gia nhập TPP, Thủ tướng Kan cho rằng Nhật Bản không có thời gian để tái thiết lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh độ tuổi trung bình của những người làm việc trong lĩnh vực này ở Nhật Bản là 66 tuổi. Theo ông, Nhật Bản không nên giữ mãi quan điểm cho rằng sự tồn tại của ngành nông-lâm-ngư nghiệp mâu thuẫn với việc thúc đẩy tự do hóa thương mại.
Thủ tướng Kan kết luận các nghị sỹ có thể "vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng về các biện pháp nhằm định hình tương lai của Nhật Bản." Chính trị gia này cũng khẳng định với tư cách Chủ tịch đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền, ông sẵn sàng tham gia các cuộc tranh luận với lãnh đạo các đảng khác trong Quốc hội lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng 6/2010, cũng như các nghị sỹ khác để giải quyết các vấn đề cấp bách nêu trên.
Trong kỳ họp lần này, Chính phủ của Thủ tướng Kan chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các dự luật quan trọng mà chính phủ đệ trình sau khi liên minh cầm quyền do DPJ lãnh đạo đã để mất quyền kiểm soát Thượng viện vào tay phe đối lập sau cuộc bầu cử vào giữa tháng 7/2010.
Trước mắt, Thủ tướng Kan phải tìm kiếm sự hợp tác của phe đối lập đối với dự thảo ngân sách lớn kỷ lục cho tài khóa 2011 và các dự luật liên quan khác để tài trợ cho các biện pháp kích thích kinh tế nhằm đảm bảo sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)