Tỉnh Thừa Thiên-Huế xác định phát triển đô thị đi đôi với việc chống úng ngập là ưu tiên trong chiến lược đầu tư của địa phương.
Tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị Huế và các đô thị vệ tinh ở thị xã Hương Thủy, đô thị Tứ Hạ-Hương Trà, Thuận An với tổng số nguồn vốn hơn 150 tỷ đồng.
Thành phố Huế đang tập trung chỉnh trang một số đường trục chính ở đường Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Đống Đa, Hà Nội... đầu tư nâng cấp các cầu qua sông An Cựu phục vụ du lịch, xây dựng mới cầu Phú Cam, Bao Vinh...; chuẩn bị giải tỏa khu vực chợ cá Đông Ba, chỉnh trang đường Chương Dương; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu qua sông Hương, các dự án chỉnh trang sông Ngự Hà và một số dự án tái định cư dân vạn đò trên sông Hương.
Nhiều dự án phát triển các khu đô thị đang được đầu tư bảo đảm tiến độ như Khu đô thị An Cựu, Khu đô thị Mỹ Thượng; đang đẩy nhanh các dự án phát triển đô thị ở Khu quy hoạch đô thị mới An Vân Dương...
Đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp, tỉnh đang triển khai 3 dự án với quy mô gần 1.000 căn hộ. Ngoài ra, tỉnh tập trung huy động nguồn lực xây dựng 1.500 nhà ở cho các đối tượng tái định cư dân thủy diện, xóa nhà tạm cho hộ nghèo; tái định cư và ổn định sinh kế cho khoảng 900 hộ dân vạn đò trên sông Hương. Nhiều hộ dân sống trong vùng di tích đang được đầu tư xây dựng các khu tái định cư để chuẩn bị di dời.
Vấn đề đặt ra là việc đầu tư phát triển đô thị ở Huế cũng đồng nghĩa với nhiều ao hồ, vốn là nơi thoát nước tự nhiên trước đây bị lấp nên việc chống ngập úng cho thành phố hết sức cấp thiết.
Theo tính toán, hệ thống thoát nước thành phố Huế hiện chỉ có 100km đường cống hỗn hợp và khoảng 50km dựa vào sông và ao, hồ; tất cả chỉ mới đáp ứng được 25-30% yêu cầu thoát nước.
Trước thực trạng đó, thành phố Huế đang triển khai thực hiện dự án cải thiện môi trường nước, với tổng mức đầu tư hơn 24 tỷ yen Nhật, tương đương khoảng 3.170 tỷ đồng, trong đó, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ hơn 20,88 tỷ yen.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết giai đoạn 1 của dự án bắt đầu triển khai thi công trong vòng 8 năm, kể từ đầu năm 2011, trong phạm vi thi công thuộc 12 phường ở khu vực phía Nam thành phố với diện tích 1.010ha, phục vụ cho gần 146.000 người.
Ở giai đoạn này, dự án tập trung cải tạo, xây mới gần 299km hệ thống cống thoát nước hỗn hợp (thu gom nước mưa và nước thải) và 8 trạm bơm.
Ngoài việc chống úng ngập cho thành phố, nước thải từ hệ thống thoát nước hỗn hợp được tách ra tại 96 giếng tách, đưa về nhà máy xử lý nước thải với công suất 20.000 m3/ngày đêm trên diện tích 9,5ha tại phường An Đông và được xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính.
Theo tính toán, sau khi nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động, có khoảng 70% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Giai đoạn 2 của dự án sẽ được thực hiện tại khu vực phía Bắc thành phố Huế sau khi giai đoạn 1 kết thúc, khi đó, sẽ có 400.000 người dân sống trên địa bàn thành phố Huế được hưởng lợi từ dự án này./.
Tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị Huế và các đô thị vệ tinh ở thị xã Hương Thủy, đô thị Tứ Hạ-Hương Trà, Thuận An với tổng số nguồn vốn hơn 150 tỷ đồng.
Thành phố Huế đang tập trung chỉnh trang một số đường trục chính ở đường Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Đống Đa, Hà Nội... đầu tư nâng cấp các cầu qua sông An Cựu phục vụ du lịch, xây dựng mới cầu Phú Cam, Bao Vinh...; chuẩn bị giải tỏa khu vực chợ cá Đông Ba, chỉnh trang đường Chương Dương; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu qua sông Hương, các dự án chỉnh trang sông Ngự Hà và một số dự án tái định cư dân vạn đò trên sông Hương.
Nhiều dự án phát triển các khu đô thị đang được đầu tư bảo đảm tiến độ như Khu đô thị An Cựu, Khu đô thị Mỹ Thượng; đang đẩy nhanh các dự án phát triển đô thị ở Khu quy hoạch đô thị mới An Vân Dương...
Đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp, tỉnh đang triển khai 3 dự án với quy mô gần 1.000 căn hộ. Ngoài ra, tỉnh tập trung huy động nguồn lực xây dựng 1.500 nhà ở cho các đối tượng tái định cư dân thủy diện, xóa nhà tạm cho hộ nghèo; tái định cư và ổn định sinh kế cho khoảng 900 hộ dân vạn đò trên sông Hương. Nhiều hộ dân sống trong vùng di tích đang được đầu tư xây dựng các khu tái định cư để chuẩn bị di dời.
Vấn đề đặt ra là việc đầu tư phát triển đô thị ở Huế cũng đồng nghĩa với nhiều ao hồ, vốn là nơi thoát nước tự nhiên trước đây bị lấp nên việc chống ngập úng cho thành phố hết sức cấp thiết.
Theo tính toán, hệ thống thoát nước thành phố Huế hiện chỉ có 100km đường cống hỗn hợp và khoảng 50km dựa vào sông và ao, hồ; tất cả chỉ mới đáp ứng được 25-30% yêu cầu thoát nước.
Trước thực trạng đó, thành phố Huế đang triển khai thực hiện dự án cải thiện môi trường nước, với tổng mức đầu tư hơn 24 tỷ yen Nhật, tương đương khoảng 3.170 tỷ đồng, trong đó, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ hơn 20,88 tỷ yen.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết giai đoạn 1 của dự án bắt đầu triển khai thi công trong vòng 8 năm, kể từ đầu năm 2011, trong phạm vi thi công thuộc 12 phường ở khu vực phía Nam thành phố với diện tích 1.010ha, phục vụ cho gần 146.000 người.
Ở giai đoạn này, dự án tập trung cải tạo, xây mới gần 299km hệ thống cống thoát nước hỗn hợp (thu gom nước mưa và nước thải) và 8 trạm bơm.
Ngoài việc chống úng ngập cho thành phố, nước thải từ hệ thống thoát nước hỗn hợp được tách ra tại 96 giếng tách, đưa về nhà máy xử lý nước thải với công suất 20.000 m3/ngày đêm trên diện tích 9,5ha tại phường An Đông và được xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính.
Theo tính toán, sau khi nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động, có khoảng 70% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Giai đoạn 2 của dự án sẽ được thực hiện tại khu vực phía Bắc thành phố Huế sau khi giai đoạn 1 kết thúc, khi đó, sẽ có 400.000 người dân sống trên địa bàn thành phố Huế được hưởng lợi từ dự án này./.
Quốc Việt (Vietnam+)