Các chuyên gia ngành hàng không cuối tuần qua cảnh báo, Hệ thống thương mại thải khí (ETS) mà Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố có thể dấy lên "cuộc chiến thương mại" giữa các nền kinh tế lớn.
Theo quy định mới của EU, từ ngày 1/1, tất cả các hãng hàng không sử dụng sân bay của EU đều phải tuân thủ ETS, nếu không sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt 100 euro/tấn (128 USD/tấn) khí thải CO2.
Ủy ban châu Âu (EC) ước tính, chi phí của việc áp đặt ETS lên giá vé báy may sẽ vào khoảng 2-12 euro/hành khách.
Theo phát ngôn viên của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, Chris Goater, Thượng viện Mỹ cũng đang cân nhắc một dự luật về hướng dẫn Bộ Vận tải Mỹ cấm các hãng hàng không Mỹ tham gia ETS. Một dự luật tương tự cũng đã được Hạ viện Mỹ thông qua.
Dự luật của Thượng viện Mỹ, nếu được thông qua, sẽ hợp nhất với dự luật của Hạ viện nước này thành một bản dự luật chung và sau đó được trình lên Tổng thống Mỹ xem xét.
Ông Goater cho hay, nếu bản dự luật trên được Tổng thống ký thành luật, không loại trừ khả năng sẽ xảy ra cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Liên minh châu Âu, trong đó đứng giữa là các hãng hàng không Mỹ.
Hồi tháng 12/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gửi thư cho nhiều quan chức EC, trong đó dọa sẽ "hành động thích hợp" nếu EU không từ bỏ kế hoạch trên.
Phát ngôn viên Goater cho hay, trên 43 nước đã lên tiếng phản đối việc EU áp đặt ETS trong lĩnh vực hàng không. Trung Quốc ngày 5/1 một lần nữa phản đối kế hoạch hạn chế khí thải CO2 của EU, đồng thời kêu gọi các cuộc đàm phán giải quyết vấn đề này.
Trước đó một ngày, Hiệp hội vận tải hàng không Trung Quốc (CATA) tuyên bố, các hãng hàng không thành viên sẽ không hợp tác với ETS.
CATA ước tính, kế hoạch áp dụng ETS trong ngành hàng không sẽ khiến cho các hãng hàng không Trung Quốc thiệt hại 800 triệu Nhân dân tệ (123 triệu USD) trong năm đầu tiên và thiệt hại gấp hơn ba lần con số này vào năm 2020.
Trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, phát ngôn viên của Ủy viên hành động khí hậu EU, Issac Valero Ladron nói rằng, EU sẽ giữ nguyên quyết định và tiếp tục triển khai ETS. Trên thực tế, EU đang lên kế hoạch mở rộng việc áp dụng ETS sang các lĩnh vực vận tải khác như vận tải biển./.
Theo quy định mới của EU, từ ngày 1/1, tất cả các hãng hàng không sử dụng sân bay của EU đều phải tuân thủ ETS, nếu không sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt 100 euro/tấn (128 USD/tấn) khí thải CO2.
Ủy ban châu Âu (EC) ước tính, chi phí của việc áp đặt ETS lên giá vé báy may sẽ vào khoảng 2-12 euro/hành khách.
Theo phát ngôn viên của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, Chris Goater, Thượng viện Mỹ cũng đang cân nhắc một dự luật về hướng dẫn Bộ Vận tải Mỹ cấm các hãng hàng không Mỹ tham gia ETS. Một dự luật tương tự cũng đã được Hạ viện Mỹ thông qua.
Dự luật của Thượng viện Mỹ, nếu được thông qua, sẽ hợp nhất với dự luật của Hạ viện nước này thành một bản dự luật chung và sau đó được trình lên Tổng thống Mỹ xem xét.
Ông Goater cho hay, nếu bản dự luật trên được Tổng thống ký thành luật, không loại trừ khả năng sẽ xảy ra cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Liên minh châu Âu, trong đó đứng giữa là các hãng hàng không Mỹ.
Hồi tháng 12/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gửi thư cho nhiều quan chức EC, trong đó dọa sẽ "hành động thích hợp" nếu EU không từ bỏ kế hoạch trên.
Phát ngôn viên Goater cho hay, trên 43 nước đã lên tiếng phản đối việc EU áp đặt ETS trong lĩnh vực hàng không. Trung Quốc ngày 5/1 một lần nữa phản đối kế hoạch hạn chế khí thải CO2 của EU, đồng thời kêu gọi các cuộc đàm phán giải quyết vấn đề này.
Trước đó một ngày, Hiệp hội vận tải hàng không Trung Quốc (CATA) tuyên bố, các hãng hàng không thành viên sẽ không hợp tác với ETS.
CATA ước tính, kế hoạch áp dụng ETS trong ngành hàng không sẽ khiến cho các hãng hàng không Trung Quốc thiệt hại 800 triệu Nhân dân tệ (123 triệu USD) trong năm đầu tiên và thiệt hại gấp hơn ba lần con số này vào năm 2020.
Trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, phát ngôn viên của Ủy viên hành động khí hậu EU, Issac Valero Ladron nói rằng, EU sẽ giữ nguyên quyết định và tiếp tục triển khai ETS. Trên thực tế, EU đang lên kế hoạch mở rộng việc áp dụng ETS sang các lĩnh vực vận tải khác như vận tải biển./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)