Thuốc trị virus HIV không hiệu quả trong điều trị COVID-19

Các kết quả thu được chứng minh một cách thuyết phục rằng việc sử dụng thuốc lopinavir-ritonavir trong điều trị cho bệnh nhân nhập viện điều trị COVID-19 không làm giảm nguy cơ tử vong.
Thuốc trị virus HIV không hiệu quả trong điều trị COVID-19 ảnh 1Chuyên gia nghiên cứu vắcxin phòng COVID-19 trong phòng thí nghiệm tại London, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Việc kết hợp thuốc điều trị virus HIV không mang lại hiệu quả trong điều trị cho các bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã nhập viện. Đây là kết quả của một thử nghiệm ngẫu nhiên quy mô lớn mà các nhà khoa học Anh mới công bố ngày 29/6.

Các nhà khoa học thực hiện dự án kiểm nghiệm mang tên Recovery (hồi phục) tại Đại học Oxford cho biết các kết quả thu được chứng minh một cách thuyết phục rằng việc sử dụng thuốc lopinavir-ritonavir trong điều trị cho bệnh nhân nhập viện điều trị COVID-19 không làm giảm nguy cơ tử vong.

Trong quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học không tìm thấy sự khác biệt trong tỷ lệ tử vong, thời gian nhập viện điều trị hoặc nguy cơ phải dùng tới máy trợ thở khi so sánh 1.596 bệnh nhân COVID-19 được điều trị kết hợp lopinavir-ritonavir với 3.376 bệnh nhân COVID-19 trong một nhóm có kiểm soát khác không sử dụng thuốc này.

Nhà khoa học Peter Horby, phụ trách thử nghiệm, cho biết các kết quả sơ bộ chỉ ra ở các bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị mà không cần máy trợ thở, việc sử dụng kết hợp lopinavir-ritonavir không phải cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, thử nghiệm trên chưa đưa ra kết luận về hiệu quả sử dụng thuốc ở bệnh nhân COVID-19 cần sử dụng máy trợ thở.

Thuốc Kaletra là sản phẩm do công ty dược phẩm AbbVie Inc phát triển với sự kết hợp giữa lopinavir và ritonavir, để điều trị các bệnh nhân HIV/AIDS.

Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang tiến hành thử nghiệm sử dụng lopinavir-ritonavir trong điều trị COVID-19.

[Mỹ dừng thử nghiệm thuốc hydroxychloroquine trong điều trị COVID-19]

Trong dự án Recovery của Oxford, các nhà khoa học tiến hành kiểm tra hiệu quả của 6 phương pháp điều trị COVID-19, với 11.800 bệnh nhân tham gia.

Trong số này, phương pháp sử dụng dexamethasone, một loại hợp chất steroid, đã được chứng minh giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 cần dùng tới máy trợ thở trong khi phương pháp sử dụng thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine được chứng minh không có tác dụng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.