Chính phủ Thụy Sĩ quyết định ký một thỏa thuận đang gây nhiều tranh cãi với Mỹ về các tài sản chưa công bố của những người Mỹ giàu có đang cất giấu tại các ngân hàng Thụy Sĩ với mục đích trốn thuế.
Thỏa thuận này lại tiếp tục làm xói mòn hơn nữa truyền thống bí mật ngành ngân hàng của Thụy Sĩ.
Đạo luật về tuân thủ thuế đối với các chủ tài khoản nước ngoài (FATCA) buộc các công ty nước ngoài phải báo cáo các thông tin tài chính liên quan đến tài khoản nước ngoài của những người Mỹ phải đóng thuế cho Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) nhằm phục vụ mục đích tính thuế của nước này.
Trong cuộc họp báo ngày 13/2, Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ Eveline Widmer-Schlumpf cho biết sẽ thống nhất một thỏa thuận song phương với IRS mà cho phép một số ngoại lệ nhất định, đáng chú ý là khu vực bảo hiểm Thụy Sĩ, các quỹ hưu trí và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB).
Các ngân hàng Thụy Sĩ hoạt động trên các thị trường tài chính quốc tế không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ các quy định của Mỹ.
Thụy Sĩ sẽ trở thành quốc gia thứ hai sau Nhật Bản lựa chọn việc ký thỏa thuận kiểu này, trong khi hầu hết các quốc gia khác sẵn sàng ký một thỏa thuận chuẩn. Các văn bản sẽ được chuẩn bị cho việc ký kết ở thủ đô Bern của Thụy Sĩ trong một vài ngày tới.
Đạo luật FATCA đã được Chính phủ Mỹ ban hành vào ngày 18/3/2010 nhằm mục đích ngăn chặn những đối tượng trốn thuế là người Mỹ trên toàn thế giới.
Với việc ban hành FATCA, Chính phủ Mỹ hy vọng sẽ ngăn chặn được việc người Mỹ lợi dụng các tổ chức tài chính nước ngoài và, trong một số trường hợp, là các pháp nhân không phải pháp nhân Mỹ (được gọi chung là các Tổ chức Tài chính Nước ngoài FFI) để trốn tránh việc đóng thuế Mỹ đối với các tài sản và thu nhập của họ ở nước ngoài.
Về mặt lý thuyết, thỏa thuận này sẽ có hiệu lực kể từ đầu năm 2014. Bộ trưởng Tài chính Widmer-Schlumpf cho biết FATCA cũng có thể gây thêm sức ép đối với Thụy Sĩ về việc chấp nhận tự động trao đổi các dữ liệu ngân hàng với Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, bà Widmer-Schlumpf cho biết thêm các nhà chức trách Mỹ đã đưa ra bảo đảm rằng việc chấp nhận thỏa thuận FATCA sẽ được coi như là tạo thuận lợi nhằm thúc đẩy một thỏa thuận toàn cầu đối với khu vực tài chính của Thụy Sĩ./.
Thỏa thuận này lại tiếp tục làm xói mòn hơn nữa truyền thống bí mật ngành ngân hàng của Thụy Sĩ.
Đạo luật về tuân thủ thuế đối với các chủ tài khoản nước ngoài (FATCA) buộc các công ty nước ngoài phải báo cáo các thông tin tài chính liên quan đến tài khoản nước ngoài của những người Mỹ phải đóng thuế cho Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) nhằm phục vụ mục đích tính thuế của nước này.
Trong cuộc họp báo ngày 13/2, Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ Eveline Widmer-Schlumpf cho biết sẽ thống nhất một thỏa thuận song phương với IRS mà cho phép một số ngoại lệ nhất định, đáng chú ý là khu vực bảo hiểm Thụy Sĩ, các quỹ hưu trí và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB).
Các ngân hàng Thụy Sĩ hoạt động trên các thị trường tài chính quốc tế không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ các quy định của Mỹ.
Thụy Sĩ sẽ trở thành quốc gia thứ hai sau Nhật Bản lựa chọn việc ký thỏa thuận kiểu này, trong khi hầu hết các quốc gia khác sẵn sàng ký một thỏa thuận chuẩn. Các văn bản sẽ được chuẩn bị cho việc ký kết ở thủ đô Bern của Thụy Sĩ trong một vài ngày tới.
Đạo luật FATCA đã được Chính phủ Mỹ ban hành vào ngày 18/3/2010 nhằm mục đích ngăn chặn những đối tượng trốn thuế là người Mỹ trên toàn thế giới.
Với việc ban hành FATCA, Chính phủ Mỹ hy vọng sẽ ngăn chặn được việc người Mỹ lợi dụng các tổ chức tài chính nước ngoài và, trong một số trường hợp, là các pháp nhân không phải pháp nhân Mỹ (được gọi chung là các Tổ chức Tài chính Nước ngoài FFI) để trốn tránh việc đóng thuế Mỹ đối với các tài sản và thu nhập của họ ở nước ngoài.
Về mặt lý thuyết, thỏa thuận này sẽ có hiệu lực kể từ đầu năm 2014. Bộ trưởng Tài chính Widmer-Schlumpf cho biết FATCA cũng có thể gây thêm sức ép đối với Thụy Sĩ về việc chấp nhận tự động trao đổi các dữ liệu ngân hàng với Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, bà Widmer-Schlumpf cho biết thêm các nhà chức trách Mỹ đã đưa ra bảo đảm rằng việc chấp nhận thỏa thuận FATCA sẽ được coi như là tạo thuận lợi nhằm thúc đẩy một thỏa thuận toàn cầu đối với khu vực tài chính của Thụy Sĩ./.
Tố Uyên/Geneve (Vietnam+)