Hội thảo dự án quy hoạch bảo tồn, cải tạo, phát triển cầu Long Biên và khu vực liên quan thuộc trung tâm Thủ đô Hà Nội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã diễn ra ngày 20/9 tại Hà Nội.
Đây là lần thứ 2, bà Nguyễn Nga, Việt kiều Pháp, kiến trúc sư quy hoạch đô thị - người đề xuất ý tưởng cải tạo cầu Long Biên, quy hoạch các khu vực liên quan, phối hợp với một số đơn vị tổ chức hội thảo xin ý kiến đóng góp cho dự án táo bạo này.
Tại hội thảo, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính (Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) ủng hộ ý tưởng sáng tạo đầy tâm huyết của bà Nguyễn Nga. Thực tế cho thấy Hà Nội còn ít địa điểm tham quan, vui chơi để du khách quốc tế tìm hiểu. Nếu ý tưởng cải tạo, quy hoạch cầu Long Biên và khu vực xung quanh được hiện thực hóa chắc chắn sẽ là địa điểm hấp dẫn, níu giữ chân nhiều du khách ở Hà Nội thời gian dài hơn.
Nhưng kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cũng cho rằng ý tưởng của bà Nguyễn Nga mới chỉ là một phác thảo, sẽ chỉ trở thành dự án khi có sự ủng hộ của chính quyền thành phố và tìm được tiếng nói chung với ngành giao thông.
Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho biết ý tưởng của bà Nguyễn Nga thành hiện thực sẽ góp phần xây dựng Hà Nội thành đô thị sinh thái, hướng tới phát triển bền vững. Việc xây dựng bảo tàng cổ vật tại tháp nước Hàng Đậu và bảo tàng nghệ thuật đương đại tại chân cầu ở phía Gia Lâm đều là ý tưởng tốt, làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch, đời sống tinh thần người Hà Nội.
Đáng chú ý là 2 tham luận từ đại biểu nước ngoài gửi tới đóng góp ý kiến cho Hội thảo của kỹ sư cầu đường Daniel Biau và nhà báo-đạo diễn phim tài liệu Daniel Roussel.
Ông Daniel Roussel đã từng sống, công tác tại Hà Nội từ 1980-1986 khẳng định trong bài tham luận của mình rằng: Phải biến cầu Long Biên thành địa điểm du lịch văn hóa không thể bỏ qua với du khách khi họ tới thăm Hà Nội, Việt Nam. Khi tiến hành cải tạo, quy hoạch cần tôn trọng bản sắc Việt Nam của cây cầu lịch sử này, cầu sẽ hòa trong khung cảnh của Hà Nội, sông Hồng. Khu vực cầu phải trở thành "lá phổi xanh" trong lành của Thủ đô.
Trong lần hội thảo thứ nhất diễn ra vào tháng 7/2011, ý tưởng cải tạo cầu Long Biên với nhiều hạng mục, công trình hướng tới bảo vệ môi trường, tôn vinh bản sắc văn hóa Việt Nam và phát triển bền vững được đánh giá cao. Bà Nguyễn Nga cũng cho biết nếu được cho phép, dự án này có thể hoàn tất sau 10 năm và dự toán kinh phí là khoảng 4.860 tỷ đồng.
Ngay sau khi ý tưởng cải tạo cầu Long Biên và các khu vực liên quan được đăng tải trên báo chí, rất nhiều độc giả trong nước, kiều bào đã đóng góp ý kiến. Nhiều chuyên gia có uy tín thuộc các ngành, lĩnh vực cũng như công chúng yêu mến cây cầu đã đồng tình ủng hộ ý tưởng này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều ý kiến băn khoăn, chưa đồng tình, nhất là tính khả thi của dự án và vấn đề kinh phí./.
Đây là lần thứ 2, bà Nguyễn Nga, Việt kiều Pháp, kiến trúc sư quy hoạch đô thị - người đề xuất ý tưởng cải tạo cầu Long Biên, quy hoạch các khu vực liên quan, phối hợp với một số đơn vị tổ chức hội thảo xin ý kiến đóng góp cho dự án táo bạo này.
Tại hội thảo, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính (Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) ủng hộ ý tưởng sáng tạo đầy tâm huyết của bà Nguyễn Nga. Thực tế cho thấy Hà Nội còn ít địa điểm tham quan, vui chơi để du khách quốc tế tìm hiểu. Nếu ý tưởng cải tạo, quy hoạch cầu Long Biên và khu vực xung quanh được hiện thực hóa chắc chắn sẽ là địa điểm hấp dẫn, níu giữ chân nhiều du khách ở Hà Nội thời gian dài hơn.
Nhưng kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cũng cho rằng ý tưởng của bà Nguyễn Nga mới chỉ là một phác thảo, sẽ chỉ trở thành dự án khi có sự ủng hộ của chính quyền thành phố và tìm được tiếng nói chung với ngành giao thông.
Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho biết ý tưởng của bà Nguyễn Nga thành hiện thực sẽ góp phần xây dựng Hà Nội thành đô thị sinh thái, hướng tới phát triển bền vững. Việc xây dựng bảo tàng cổ vật tại tháp nước Hàng Đậu và bảo tàng nghệ thuật đương đại tại chân cầu ở phía Gia Lâm đều là ý tưởng tốt, làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch, đời sống tinh thần người Hà Nội.
Đáng chú ý là 2 tham luận từ đại biểu nước ngoài gửi tới đóng góp ý kiến cho Hội thảo của kỹ sư cầu đường Daniel Biau và nhà báo-đạo diễn phim tài liệu Daniel Roussel.
Ông Daniel Roussel đã từng sống, công tác tại Hà Nội từ 1980-1986 khẳng định trong bài tham luận của mình rằng: Phải biến cầu Long Biên thành địa điểm du lịch văn hóa không thể bỏ qua với du khách khi họ tới thăm Hà Nội, Việt Nam. Khi tiến hành cải tạo, quy hoạch cần tôn trọng bản sắc Việt Nam của cây cầu lịch sử này, cầu sẽ hòa trong khung cảnh của Hà Nội, sông Hồng. Khu vực cầu phải trở thành "lá phổi xanh" trong lành của Thủ đô.
Trong lần hội thảo thứ nhất diễn ra vào tháng 7/2011, ý tưởng cải tạo cầu Long Biên với nhiều hạng mục, công trình hướng tới bảo vệ môi trường, tôn vinh bản sắc văn hóa Việt Nam và phát triển bền vững được đánh giá cao. Bà Nguyễn Nga cũng cho biết nếu được cho phép, dự án này có thể hoàn tất sau 10 năm và dự toán kinh phí là khoảng 4.860 tỷ đồng.
Ngay sau khi ý tưởng cải tạo cầu Long Biên và các khu vực liên quan được đăng tải trên báo chí, rất nhiều độc giả trong nước, kiều bào đã đóng góp ý kiến. Nhiều chuyên gia có uy tín thuộc các ngành, lĩnh vực cũng như công chúng yêu mến cây cầu đã đồng tình ủng hộ ý tưởng này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều ý kiến băn khoăn, chưa đồng tình, nhất là tính khả thi của dự án và vấn đề kinh phí./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)