Ngày 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Dự án SIIR Hoa Kỳ đã tổ chức hội thảo "Thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ở Việt Nam - Kinh nghiệm quốc tế.”
Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn lao động, hiện nay việc triển khai thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp cũng như việc thí điểm ở một số cấp ngành chưa được rộng khắp như mong muốn.
Tính đến tháng 6/2009, việc ký kết thỏa ước ở các doanh nghiệp cũng chỉ mới đạt 65,22% so với số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn; trong đó số lượng và chất lượng các bản thỏa ước tại các doanh nghiệp FDI và dân doanh còn thấp, nặng hình thức và sao chép luật, ít có lợi cho người lao động và không thể hiện nhiều trách nhiệm phía người sử dụng lao động.
Nguyên nhân là do một số quy định của pháp luật chưa rõ về đối tượng, thời gian thương lượng, chưa quy định vai trò của cơ quan lao động hỗ trợ hai bên thương lượng (người lao động - chủ doanh nghiệp), thiếu chế tài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm.
Người sử dụng lao động vẫn còn đang còn xem nhẹ quyền lợi người lao động, né tránh việc ký kết cũng như thực hiện thoả ước, thiếu tôn trọng quy tắc ứng xử đối với tổ chức công đoàn. Các tổ chức công đoàn không phải khi nào cũng đủ bản lĩnh và năng lực về thương lượng; việc thanh tra lao động chưa thường xuyên, kém hiệu quả dẫn đến tình trạng vi các quy định về thoả ước lao động tập thể.
Chuyên gia Katie Quan, thuộc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo lao động, thuộc Đại học UC Berkeley Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam nên dùng mô hình thương lượng tập quyền. Kiểu thương lượng này được thực hiện theo cấp ngành hoặc đa ngành, có độ bao phủ rộng, cam kết đối tác tốt hơn và được áp dụng đối với lao động có kỹ năng, lương cao.
Trong khi đó, kiểu thương lượng phân quyền phổ biến ở Việt Nam có độ bao phủ thấp, cam kết đối tác yếu, được áp dụng trong môi trường mà chuyên môn người lao động thấp, lương thấp, năng suất thấp và hệ quả là diễn ra phổ biến tình trạng vi phạm pháp luật lao động và công đoàn.
Hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thí điểm thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể trong ngành dệt may và bước đầu đã khắc phục được một số yếu kém cố hữu trước đây, góp phần xây dựng và đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Đối với ngành cao su, việc thí điểm này đang trong quá trình tiến hành.
Dự tính, việc thí điểm thỏa ước lao động tập thể cũng sẽ được thí điểm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mục tiêu đề ra là sẽ thành lập trên 70% tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp đã tiến hành thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, 6 thỏa ước lao động tập thể ngành trung ương và 4 thỏa ước ngành cấp địa phương./.
Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn lao động, hiện nay việc triển khai thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp cũng như việc thí điểm ở một số cấp ngành chưa được rộng khắp như mong muốn.
Tính đến tháng 6/2009, việc ký kết thỏa ước ở các doanh nghiệp cũng chỉ mới đạt 65,22% so với số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn; trong đó số lượng và chất lượng các bản thỏa ước tại các doanh nghiệp FDI và dân doanh còn thấp, nặng hình thức và sao chép luật, ít có lợi cho người lao động và không thể hiện nhiều trách nhiệm phía người sử dụng lao động.
Nguyên nhân là do một số quy định của pháp luật chưa rõ về đối tượng, thời gian thương lượng, chưa quy định vai trò của cơ quan lao động hỗ trợ hai bên thương lượng (người lao động - chủ doanh nghiệp), thiếu chế tài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm.
Người sử dụng lao động vẫn còn đang còn xem nhẹ quyền lợi người lao động, né tránh việc ký kết cũng như thực hiện thoả ước, thiếu tôn trọng quy tắc ứng xử đối với tổ chức công đoàn. Các tổ chức công đoàn không phải khi nào cũng đủ bản lĩnh và năng lực về thương lượng; việc thanh tra lao động chưa thường xuyên, kém hiệu quả dẫn đến tình trạng vi các quy định về thoả ước lao động tập thể.
Chuyên gia Katie Quan, thuộc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo lao động, thuộc Đại học UC Berkeley Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam nên dùng mô hình thương lượng tập quyền. Kiểu thương lượng này được thực hiện theo cấp ngành hoặc đa ngành, có độ bao phủ rộng, cam kết đối tác tốt hơn và được áp dụng đối với lao động có kỹ năng, lương cao.
Trong khi đó, kiểu thương lượng phân quyền phổ biến ở Việt Nam có độ bao phủ thấp, cam kết đối tác yếu, được áp dụng trong môi trường mà chuyên môn người lao động thấp, lương thấp, năng suất thấp và hệ quả là diễn ra phổ biến tình trạng vi phạm pháp luật lao động và công đoàn.
Hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thí điểm thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể trong ngành dệt may và bước đầu đã khắc phục được một số yếu kém cố hữu trước đây, góp phần xây dựng và đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Đối với ngành cao su, việc thí điểm này đang trong quá trình tiến hành.
Dự tính, việc thí điểm thỏa ước lao động tập thể cũng sẽ được thí điểm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mục tiêu đề ra là sẽ thành lập trên 70% tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp đã tiến hành thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, 6 thỏa ước lao động tập thể ngành trung ương và 4 thỏa ước ngành cấp địa phương./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)