Chiều 14/6, tại hội nghị triển khai công tác khống chế bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, ông Đỗ Tấn Hồng - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Bến Tre cho biết mẫu nước đá lấy tại nhà bà Đỗ Thị Hạnh, 80 tuổi, người mắc bệnh tả, ở ấp An Vĩnh II, xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày Nam được Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh xét nghiệm cho kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả.
Nhà bà Hạnh bán càphê, nước đá được mua của một cơ sở sản xuất cùng xã.
Từ kết quả xét nghiệm đáng lo ngại này, ông Nguyễn Quốc Bảo - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban phòng chống dịch bệnh tỉnh Bến Tre cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị cho các cơ sở sản xuất nước đá tại ba huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm ngưng sản xuất nước đá trong 10 ngày.
Nếu trong vòng 10 ngày mà bệnh tả, tiêu chảy cấp ở ba huyện nói trên không giảm, Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ có chỉ thị cấm sản xuất nước đá trong toàn tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Y tế Bến Tre, kết quả xét nghiệm mẫu nước tại một số kênh rạch trên địa bàn ba huyện nói trên cho thấy nước bị nhiễm phẩy khuẩn tả và chính nguồn nước này là mầm lây bệnh.
Vì vậy, việc sản xuất nước đá và nước sinh hoạt cung cấp cho dân cần phải được kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
Đến chiều 14/6, Bến Tre có 47 ca tiêu chảy cấp dương tính với phẩy khuẩn tả, trong tổng số 465 ca tiêu chảy cấp nhập viện, nhiều nhất vẫn là các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Thạnh Phú và có thêm huyện Châu Thành mới phát hiện một ca bệnh tả ở xã Tân Thạch./.
Nhà bà Hạnh bán càphê, nước đá được mua của một cơ sở sản xuất cùng xã.
Từ kết quả xét nghiệm đáng lo ngại này, ông Nguyễn Quốc Bảo - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban phòng chống dịch bệnh tỉnh Bến Tre cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị cho các cơ sở sản xuất nước đá tại ba huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm ngưng sản xuất nước đá trong 10 ngày.
Nếu trong vòng 10 ngày mà bệnh tả, tiêu chảy cấp ở ba huyện nói trên không giảm, Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ có chỉ thị cấm sản xuất nước đá trong toàn tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Y tế Bến Tre, kết quả xét nghiệm mẫu nước tại một số kênh rạch trên địa bàn ba huyện nói trên cho thấy nước bị nhiễm phẩy khuẩn tả và chính nguồn nước này là mầm lây bệnh.
Vì vậy, việc sản xuất nước đá và nước sinh hoạt cung cấp cho dân cần phải được kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
Đến chiều 14/6, Bến Tre có 47 ca tiêu chảy cấp dương tính với phẩy khuẩn tả, trong tổng số 465 ca tiêu chảy cấp nhập viện, nhiều nhất vẫn là các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Thạnh Phú và có thêm huyện Châu Thành mới phát hiện một ca bệnh tả ở xã Tân Thạch./.
Văn Trí (TTXVN/Vietnam+)