Tối 18/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phối hợp với Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) và Thời báo Kinh tế Sài gòn, tổ chức Lễ trao giải Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may và da giày Việt Nam năm 2010.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã đến dự và trao giải cho 84 doanh nghiệp tiêu biểu.
Đại diện cho Vitas, ông Lê Quốc Ân cho biết, sau ba tháng chấm điểm theo tiêu chí của cuộc bình chọn kết hợp với việc khảo sát thực tế, ban giám khảo đã lựa chọn ra 64 doanh nghiệp dệt may tiêu biểu trong số 151 doanh nghiệp đăng ký tham gia cuộc bình chọn và 20 doanh nghiệp tiêu biểu ngành da giày trên tổng số 42 doanh nghiệp tham gia cuộc bình chọn lần này.
Trong số các doanh nghiệp tiêu biểu năm 2010, đáng chú ý nhất là Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến được trao giải đặc biệt bảy năm liền. Đại diện đứng đầu ngành da giày là Tổng công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất giày Thái Bình.
Đặc biệt, trong cuộc bình chọn năm nay có tám xưởng thuộc các doanh nghiệp ngành dệt may đã được bình chọn là xưởng tiêu biểu và bốn trường được công nhận đào tạo tốt nguồn nhân lực cung ứng cho ngành dệt may.
Theo ông Ân, cuộc bình chọn diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế lớn bắt đầu hồi phục, các đơn hàng nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản dồn dập đến với ngành dệt may và da giày.
Tuy nhiên, dù tăng trưởng mạnh trong năm 2010 nhưng ngành dệt may vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như giá nguyên liệu, phụ liệu tăng rất cao làm tăng chi phí xuất nhập khẩu, chi phí lao động tăng khoảng 30%, chi phí vận chuyển tăng trên 30%...
Vì vậy, nếu không giải quyết được bài toán về chi phí thì khó có thể duy trì được hiệu quả kinh doanh của toàn ngành. Đây là thách thức lớn cho toàn ngành dệt may trong thời gian tới./.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã đến dự và trao giải cho 84 doanh nghiệp tiêu biểu.
Đại diện cho Vitas, ông Lê Quốc Ân cho biết, sau ba tháng chấm điểm theo tiêu chí của cuộc bình chọn kết hợp với việc khảo sát thực tế, ban giám khảo đã lựa chọn ra 64 doanh nghiệp dệt may tiêu biểu trong số 151 doanh nghiệp đăng ký tham gia cuộc bình chọn và 20 doanh nghiệp tiêu biểu ngành da giày trên tổng số 42 doanh nghiệp tham gia cuộc bình chọn lần này.
Trong số các doanh nghiệp tiêu biểu năm 2010, đáng chú ý nhất là Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến được trao giải đặc biệt bảy năm liền. Đại diện đứng đầu ngành da giày là Tổng công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất giày Thái Bình.
Đặc biệt, trong cuộc bình chọn năm nay có tám xưởng thuộc các doanh nghiệp ngành dệt may đã được bình chọn là xưởng tiêu biểu và bốn trường được công nhận đào tạo tốt nguồn nhân lực cung ứng cho ngành dệt may.
Theo ông Ân, cuộc bình chọn diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế lớn bắt đầu hồi phục, các đơn hàng nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản dồn dập đến với ngành dệt may và da giày.
Tuy nhiên, dù tăng trưởng mạnh trong năm 2010 nhưng ngành dệt may vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như giá nguyên liệu, phụ liệu tăng rất cao làm tăng chi phí xuất nhập khẩu, chi phí lao động tăng khoảng 30%, chi phí vận chuyển tăng trên 30%...
Vì vậy, nếu không giải quyết được bài toán về chi phí thì khó có thể duy trì được hiệu quả kinh doanh của toàn ngành. Đây là thách thức lớn cho toàn ngành dệt may trong thời gian tới./.
Uyên Hương (TTXVN/VIetnam+)